2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quan hệ dân sự là một quan hệ đa dạng, theo đó một chủ thể có thể là bên có nghĩa vụ trong quan hệ này nhưng lại là bên có quyền trong quan hệ khác. Để tạo điều kiện cho các bên thực hiện nghĩa vụ một cách nhanh chóng, thuận lợi, pháp luật đã quy định về trường hợp bù trừ nghĩa vụ. Điều 378 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về chấm dứt nghĩa vụ do bù trừ nghĩa vụ như sau:
“Điều 378. Chấm dứt nghĩa vụ do bù trừ nghĩa vụ
1. Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại đối với nhau thì khi cùng đến hạn họ không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Trường hợp giá trị của tài sản hoặc công việc không tương đương với nhau thì các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch.
3. Những vật được định giá thành tiền cũng có thể bù trừ với nghĩa vụ trả tiền”.
-Nghĩa vụ là việc mà theo đó bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện một công việc hoặc không thực hiện một công việc nhất định vì lợi ích của bên có quyền. Quyền lợi là điều mà các bên hướng đến khi tham gia vào bất kỳ giao dịch dân sự nào. Mà để đáp ứng lợi ích của một bên thì bên còn lại phải thực hiện đúng và đầy nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
-Bên có nghĩa vụ bị ràng buộc trong quan hệ với bên có quyền cho đến khi nghĩa vụ đó chấm dứt. Chấm dứt nghĩa vụ có thể hiểu là việc một người có nghĩa vụ phải giao một tài sản hoặc thực hiện một công việc nhằm đáp ứng lợi ích cho bên có quyền sẽ không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Việc chấm dứt nghĩa vụ sẽ giải phóng cho bên có nghĩa vụ khỏi việc thực hiện nghĩa vụ mà không bị xem là vi phạm và phải chịu bất kỳ một chế tài nào. Nói cách khác, chấm dứt nghĩa vụ là chấm dứt quan hệ giữa bên có nghĩa vụ và bên có quyền, theo đó bên có quyền không được tiếp tục thực hiện quyền yêu cầu của mình, bên có nghĩa vụ cũng không cần phải thực hiện nghĩa vụ nữa.
-Các chủ thể có thể cùng lúc tham gia nhiều hơn một giao dịch với nhau, trong đó, có thể trong quan hệ này chủ thể này có quyền, nhưng trong quan hệ khác chủ thể đó lại có nghĩa vụ. Chính vì vậy, có thể nói các bên có thể có quan hệ nghĩa vụ có thể bù trừ cho nhau. Theo đó, bù trừ nghĩa vụ được hiểu là việc hai bên cùng có nghĩa vụ cùng loại đến thời hạn thì bù trừ nghĩa vụ cho nhau. Ví dụ: A mượn tiền của B, nhưng B cũng mua điện thoại của B chưa thanh toán tiền, lúc này quan hệ nghĩa vụ của hai bên có thể bù trừ cho nhau. Theo đó, A không phải trả nợ cho B, B cũng không phải thanh toán tiền mua điện thoại cho A nữa (giá trị khoản vay bằng giá trị chiếc điện thoại).
Căn cứ vào quy định trên có thể thấy, quan hệ nghĩa vụ có thể bù trừ cho nhau khi đảm bảo 04 điều kiện sau:
-Thứ nhất: Cả hai bên đều có nghĩa vụ với nhau. Điều này được hiểu là để có thể bù trừ cho nhau thì cả hai đều phải có nghĩa vụ với nhau, chứ không thể bù trừ nghĩa vụ của một chủ thể khác. Ví dụ: A thuê xe của B có nghĩa vụ trả xe cho B khi đến hạn cùng với chi phí thuê xe. Đồng thời A cũng bán máy tính cho C. Trong trường hợp này, A có nghĩa vụ với B nhưng lại có quyền với C, nên không có căn cứ để bù trừ nghĩa vụ. Chỉ khi B là người mua máy tính của A thì mới được xem là căn cứ để bù trừ nghĩa vụ giữa A và B. C là người cho A thuê xe cũng tương tự.
-Thứ hai: Nghĩa vụ được bù trừ là nghĩa vụ về tài sản cùng loại. Mặc dù pháp luật không quy định về nghĩa vụ tài sản cùng loại, nhưng với tính chất bù trừ cho nhau, có thể hiểu nếu đối tượng của nghĩa vụ dù là công việc hay tài sản chỉ cần được định giá thì có thể bù trừ cho nhau. Ví dụ: A thỏa thuận chở B ra bến xe với cước phí là 500.000 đồng, nhưng trước đó A vay B 500.000 đồng chưa trả, theo đố, hai nghĩa vụ này có thể bù trừ cho nhau.
-Thứ ba: Các nghĩa vụ cùng đến thời hạn. Pháp luật quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ, nếu chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì các bên không phải thực hiện nghĩa vụ, do đó, nghĩa vụ chỉ được bù trừ khi cả hai nghĩa vụ cùng đến thời hạn.
-Thứ tư: Việc bù trừ không được thuộc một trong các trường hợp pháp luật quy định không được bù trừ. Cụ thể, Điều 379 BLDS năm 2015 quy định các trường hợp nghĩa vụ không được bù trừ là: nghĩa vụ đang có tranh chấp; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín; nghĩa vụ cấp dưỡng.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào nghĩa vụ bù trừ cúng có giá trị ngang nhau, sự chênh lệch giá trị nghĩa vụ là điều không thể tránh khỏi. Nếu chỉ quy định các nghĩa vụ ngang nhau thì mới có thể bù trừ cho nhau thì sẽ rất khó khăn cho các bên tham gia quan hệ. Chính vì vậy, pháp luật ghi nhận việc bù trừ nghĩa vụ có giá trị không tương đương nhau. Theo đó, phần chênh lệch các bên phải thanh toán cho nhau. Quy định này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc thực hiện nghĩa vụ, mà còn giúp bảo vệ quyền được hoàn lại phần chênh lệch sau khi nghĩa vụ được bù trừ. Bên cạnh đó, như đã phân tích ở trên, không phải lúc nào các nghĩa vụ cũng có cũng một đối tượng như nhau để bù trừ, do đó, việc định giá nghĩa vụ có vai trò quan trọng. Pháp luật cho phép vật được định giá thành tiền cũng có thể bù trừ cho nghĩa vụ trả tiền.
Quy định về bù trừ nghĩa vụ nhằm tạo điều kiện cho các bên thực hiện nghĩa vụ nhanh hơn, thuận lợi hơn.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh