2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thực tế, việc thỏa thuận chấm dứt nghĩa vụ thường được thực hiện với sự thương lượng, thống nhất ý chí của cả bên có nghĩa vụ và bên có quyền. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, bên có quyền có thể tự mình chấm dứt nghĩa vụ bằng cách miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ. Điều 376 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định chấm dứt nghĩa vụ do được miễn thực hiện nghĩa vụ như sau:
“Điều 376. Chấm dứt nghĩa vụ do được miễn thực hiện nghĩa vụ
1. Nghĩa vụ chấm dứt khi bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Khi nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được miễn thì biện pháp bảo đảm cũng chấm dứt”.
-Nghĩa vụ là việc mà theo đó bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện một công việc hoặc không thực hiện một công việc nhất định vì lợi ích của bên có quyền. Quyền lợi là điều mà các bên hướng đến khi tham gia vào bất kỳ giao dịch dân sự nào. Mà để đáp ứng lợi ích của một bên thì bên còn lại phải thực hiện đúng và đầy nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
-Bên có nghĩa vụ bị ràng buộc trong quan hệ với bên có quyền cho đến khi nghĩa vụ đó chấm dứt. Chấm dứt nghĩa vụ có thể hiểu là việc một người có nghĩa vụ phải giao một tài sản hoặc thực hiện một công việc nhằm đáp ứng lợi ích cho bên có quyền sẽ không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Việc chấm dứt nghĩa vụ sẽ giải phóng cho bên có nghĩa vụ khỏi việc thực hiện nghĩa vụ mà không bị xem là vi phạm và phải chịu bất kỳ một chế tài nào.
-Thường thì khi chấm dứt nghĩa vụ theo ý chí của chủ thể các bên sẽ thỏa thuận với nhau và đưa ra một ý kiến chung. Nhưng, trên thực tế xảy ra trường hợp bên có quyền miễn cho bên có nghĩa vụ không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình nữa. Miễn thực hiện nghĩa vụ là việc thể hiện ý chí của bên mang quyền trong quan hệ nghĩa vụ về việc không yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ. Khi bên có quyền đã thể hiện ý chí không yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ nữa thì nghĩa vụ đó chấm dứt.
-Thực hiện nghĩa vụ là cơ sở để đáp ứng nhu cầu về lợi ích của bên có quyền, theo đó, bên có quyền có thể từ chối bằng cách miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ. Nghĩa vụ được miễn là toàn bộ nghĩa vụ thì sau khi bên có quyền miễn, nghĩa vụ chấm dứt, bên có nghĩa vụ không còn bị ràng buộc trong quan hệ với bên có quyền nữa. Tuy nhiên, nếu pháp luật quy định các trường hợp không được miễn nghĩa vụ thì bên có quyền không được phép miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ.
-Thông thường, các bên xác lập quan hệ nghĩa vụ với nhau là những cá nhân, pháp nhân xa lạ, không quen biết, vì vậy, vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cần được quan tâm. Theo đó, để đảm bảo bên có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình các bên có thể thỏa thuận xác lập biện pháp bảo đảm. Các biện pháp bảo đảm có thể là bảo lãnh, tín chấp, cầm cố, thế chấp,…Hợp đồng bảo đảm là hợp đồng phụ, tồn tại song song với hợp đồng chính, hoặc cũng có thể chỉ là những điều khoản được ghi nhận trong hợp đồng chính. Chính vì vậy, khi nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được miễn thì biện pháp bảo đảm cũng chấm dứt. Biện pháp bảo đảm được xác lập với mục đích bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, nếu nghĩa vụ đã được miễn không phải thực hiện nữa thì biện pháp bảo đảm tồn tại không đúng với ý nghĩa của nó nữa. Ví dụ: A thế chấp xe để vay tiền của B, tuy nhiên do tình hình dịch bệnh ngày càng khó khăn, nên B đã xóa nợ miễn thực hiện nghĩa vụ cho A. Trong trường hợp này, hợp đồng thế chấp cũng chấm dứt theo hợp đồng chính.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh