2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trên thực tế, để đảm bảo lợi ích của các bên khi bên có nghĩa vụ không thể thực hiện nghĩa vụ ban đầu, thì các bên có thể thỏa thuận xác lập nghĩa vụ khác thay thế. Khi nghĩa vụ mới có hiệu lực pháp luật thì nghĩa vụ ban đầu chấm dứt. Điều 377 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về trường hợp chấm dứt nghĩa vụ do nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác như sau:
“Điều 377. Chấm dứt nghĩa vụ do được thay thế bằng nghĩa vụ khác
1. Trường hợp các bên thỏa thuận thay thế nghĩa vụ ban đầu bằng nghĩa vụ khác thì nghĩa vụ ban đầu chấm dứt.
2. Nghĩa vụ cũng chấm dứt, nếu bên có quyền đã tiếp nhận tài sản hoặc công việc khác thay thế cho tài sản hoặc công việc đã thỏa thuận trước.
3. Trường hợp nghĩa vụ là nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các nghĩa vụ khác gắn liền với nhân thân không thể chuyển cho người khác được thì không được thay thế bằng nghĩa vụ khác”
-Nghĩa vụ là việc mà theo đó bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện một công việc hoặc không thực hiện một công việc nhất định vì lợi ích của bên có quyền. Quyền lợi là điều mà các bên hướng đến khi tham gia vào bất kỳ giao dịch dân sự nào. Mà để đáp ứng lợi ích của một bên thì bên còn lại phải thực hiện đúng và đầy nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
-Bên có nghĩa vụ bị ràng buộc trong quan hệ với bên có quyền cho đến khi nghĩa vụ đó chấm dứt. Chấm dứt nghĩa vụ có thể hiểu là việc một người có nghĩa vụ phải giao một tài sản hoặc thực hiện một công việc nhằm đáp ứng lợi ích cho bên có quyền sẽ không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Việc chấm dứt nghĩa vụ sẽ giải phóng cho bên có nghĩa vụ khỏi việc thực hiện nghĩa vụ mà không bị xem là vi phạm và phải chịu bất kỳ một chế tài nào. Nói cách khác, chấm dứt nghĩa vụ là chấm dứt quan hệ giữa bên có nghĩa vụ và bên có quyền, theo đó bên có quyền không được tiếp tục thực hiện quyền yêu cầu của mình, bên có nghĩa vụ cũng không cần phải thực hiện nghĩa vụ nữa.
-Trong một số trường hợp đặc biệt, bên có nghĩa vụ vì lý do nào đó mà không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ ban đã xác lập ban đầu nữa. Lúc này để tạo điều kiện cho bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ của mình, đồng thời bảo vệ lợi ích của bên có quyền, các bên có thể thỏa thuận xác lập nghĩa vụ thay thế. Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác là việc các bên thỏa thuận xác lập nghĩa vụ mới làm chấm dứt hiệu lực của nghĩa vụ ban đầu, theo đó, nghĩa vụ mới đó sẽ có hiệu lực thay thế. Ví dụ: A mượn máy tính của B, tuy nhiên đã làm hỏng, lúc này hai bên xác lập nghĩa vụ mới là nghĩa vụ trả tiền thay thế cho nghĩa vụ trả máy tính ban đầu.
-Thay thế có thể hiểu là việc vứt bỏ cái cũ, thay vào cái mới. Do đó, khi nghĩa vụ mới được thay thế thì nghĩa vụ cũ đương nhiên chấm dứt hiệu lực. Quan hệ của các bên được thiết lập trên cơ sở nghĩa vụ mới được thay thế. Lưu ý, mặc dù nghĩa vụ cũ chấm dứt, nhưng không đồng nghĩa với việc quan hệ của các bên chấm dứt, mà quyền và nghĩa vụ của các bên chỉ được dịch chuyển sang một quan hệ mới, tức không phải thực hiện nghĩa vụ cũ nhưng phải thực hiện nghĩa vụ mới. Ví dụ: A thuê truyện của B nhưng đã làm mất. Nghĩa vụ ban đầu mà A phải thực hiện là trả truyện cho B, nhưng đối tượng của nghĩa vụ không còn nên không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ được. Lúc này các bên thỏa thuận xác lập nghĩa vụ mới là nghĩa vụ trả tiền, theo đó A phải thanh toán cho B khoản tiền tương ứng với giá trị của cuốn sách đã mất.
-Trên thực tế có thể xảy ra trường hợp, các bên mặc dù không thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ thay thế, nhưng bên có nghĩa vụ chủ động chuyển giao tài sản, thực hiện công việc thay thế nghĩa vụ ban đầu và bên có quyền đã chấp nhận thì cũng xem là nghĩa vụ đã chấm dứt. Thông thường, khi bên có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ ban đầu thì sẽ thông báo cho bên có quyền biết và hai bên sẽ thỏa thuận xác lập một nghĩa vụ mới thay thế, nhưng bên có nghĩa vụ có thể thực hiện một nghĩa vụ thay thế và bên có quyền chấp nhận thì xem như nghĩa vụ chấm dứt. Ví dụ: A mượn điện thoại của B nhưng làm hỏng, nên đã đem tiền sang trả, mặc dù các bên không có thỏa thuận từ trước nhưng B đã tiếp nhận tiền A đưa, nên nghĩa vụ xem như đã thực hiện xong.
-Mặc dù tôn trọng sự tự do thỏa thuận xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong giao dịch, nhưng pháp luật vẫn đề cao nguyên tắc cơ bản, theo đó, có những nghĩa vụ không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác. Đó là những trường hợp liên quan đến quyền nhân thân không thể chuyển giao cũng như không thể thay thế, cụ thể là nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các nghĩa vụ khác gắn liền với nhân thân. Bởi lẽ những nghĩa vụ này ngoài yếu tố tài sản còn gắn liền với yếu tố tinh thần, nhân thân của chủ thể trong quan hệ, Cho nên việc thay thế sẽ làm mất đi giá trị và ý nghĩa của nó, vì vậy, pháp luật không chỉ không cho phép thay thế nghĩa vụ khác mà còn quy định không được chuyển giao.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh