Chuộc lại tài sản đã bán trong hợp đồng mua bán tài sản?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:18 (GMT+7)

Bên bán có thể thỏa thuận với bên mua về quyền chuộc lại tài sản đã bán sau một thời hạn gọi là thời hạn chuộc lại.

1.Căn cứ pháp lý

Điều 454 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về chuộc lại tài sản đã bán như sau:

Điều 454. Chuộc lại tài sản đã bán
1. Bên bán có thể thỏa thuận với bên mua về quyền chuộc lại tài sản đã bán sau một thời hạn gọi là thời hạn chuộc lại.
Thời hạn chuộc lại tài sản do các bên thỏa thuận; trường hợp không có thỏa thuận thì thời hạn chuộc lại không quá 01 năm đối với động sản và 05 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm giao tài sản, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Trong thời hạn này, bên bán có quyền chuộc lại bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên mua trong một thời gian hợp lý. Giá chuộc lại là giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trong thời hạn chuộc lại, bên mua không được xác lập giao dịch chuyển quyền sở hữu tài sản cho chủ thể khác và phải chịu rủi ro đối với tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

2.Nội dung

Chuộc lại tài sản đã bản là một hình thức mua bán đặc biệt, bởi vì việc xác lập phương thức mua bán này đồng thời là căn cứ làm phát sinh một quan hệ mua bán tiếp sau, tức quan hệ chuộc lại tài sản đó thực chất là quan hệ mua bán tài sản. Chính sự thay đổi đó làm cho tư cách chủ thể giữa bên mua và bên bán cũng được hoán đổi, ben bán trong quan hệ mua bán tài sản đầu tiên sẽ trở thành bên mua trong quan hệ chuộc lại tài sản và ngược lại, bên mua trong quan hệ mua bán ban đầu sẽ trở thành bên mua trong quan hệ chuộc lại. 
Về đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản có chuộc lại. Mặc dù pháp luật không có quy định cụ thể nhưng có thể hiểu tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản trong trường hợp này không thể là tài sản tiêu hao. Bởi nếu là là tài sản tiêu hao thì việc chuộc lại tài sản không thể thực hiện được. Trong thời hạn chuộc lại, bên mua có thể sử dụng tài sản, bởi tại thời điểm hiện tại bên mua là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản, do đó, nếu là tài sản tiêu hao thì khi bên bán chuộc lại tài sản có thể không còn, hoặc đặc điểm, tính năng, công dụng không còn như trước. 
Thời hạn chuộc lại là khoảng thời gian từ khi bên bán bán tài sản cho đến khi họ chuộc lại tài sản đó. Bên bán chỉ được chuộc lại tài sản trong thời hạn nhất định, vì trong thời hạn này các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan. Nếu không xác định rõ thời hạn chuộc vô tình sẽ tạo ra rào cản đối với việc sử dụng, định đoạt tài sản của bên mua. Vì vậy, thời hạn chuộc tài sản được xác định như sau:
-Một là, theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp này pháp luật không giới hạn thời hạn chuộc lại tài sản, mà trao quyền cho các bên. Thời hạn được xác định dựa trên ý chí của các bên, mỗi bên sẽ đứng trên quyền lợi của mình và thống nhất ý chí với nhau. Tuy nhiên, thông thường các bên sẽ không thỏa thuận về thời hạn quá dài, vì nếu thời hạn chuộc lại tài sản quá dài sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bên mua. Trong thời hạn chuộc lại tài sản bên mua không thể đưa tài sản vào giao dịch sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị, chất lượng của tài sản.
-Hai là, theo quy định của pháp luật. Nếu các bên không có thỏa thuận thì vì lợi ích của bên mua, và đảm bảo giá trị khai thác tài sản pháp luật đã ấn định thời hạn chuộc lại tài sản. Cụ thể, đối với tài sản mua bán là động sản thì thời hạn không quá 01 năm, và 05 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm giao tài sản.
Trong thời hạn chuộc lại tài sản, bên bán có quyền chuộc lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo trước cho bên mua một quãng thời gian hợp lý để bên mua kịp thời chuẩn bị trao lại tài sản theo thỏa thuận. Giá chuộc lại được tính theo giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại. Điều đó có nghĩa giá tài sản có thể thấp hơn hoặc cao hơn giá bán ban đầu, thông thường, giá chuộc lại thường cao hơn giá bán ban đầu.
Vì bên mua tài sản theo phương thức mua bán có chuộc lại tài sản, nên họ bị ràng buộc vào quyền chuộc lại tài sản của bên bán. Mặc dù quyền sở hữu của bên mua được xác lập kể từ thời điểm mua tài sản, nhưng đó lại là quyền sở hữu không đầy đủ. Trong hợp đồng mua bán thông thường, sau khi bên mua xác lập quyền sở hữu với tài sản mua bán thì họ được toàn quyền định đoạt tài sản. Nhưng đối với hình thức chuộc lại tài sản đã bán, quyền định đoạt của bên mua bị giới hạn trong thời gian chuộc lại tài sản, cụ thể trong thời gian chuộc lại tài sản bên mua không được xác lập giao dịch chuyển quyền sở hữu tài sản cho chủ thể khác. Quy định về nghĩa vụ của bên mua trong thời hạn chuộc lại nhằm bảo vệ lợi ích của bên bán, đảm bảo quyền được chuộc lại tài sản của mình. Bên cạnh đó, bên mua phải chịu mọi rủi ro đối với tài sản, vì trong thời hạn chuộc lại tài sản, tài sản vẫn thuộc sở hữu của bên mua, họ là chủ thể thực hiện việc nắm giữ, chiếm hữu tài sản. Nên nếu rủi ro phát sinh thì bên mua phải chịu trách nhiệm. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì ưu tiên áp dụng thỏa thuận của các bên.

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư