2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Chuyển giao công nghệ có thể được thực hiện thông qua các hình thức như: Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập hoặc phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng (Cụ thể: Dự án đầu tư, Góp vốn bằng công nghệ, Nhượng quyền thương mại, Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, Mua, bán máy móc, thiết bị) và chuyển giao bằng hình thức khác theo quy định pháp luật. Có phải tất cả các hợp đồng chuyển giao công nghệ đều phải được đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền không? Sau đây Luật Hoàng Anh xin được trình bày về vấn đề này như sau:
Theo Khoản 1 Điều 131 luật chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 quy định:
“Điều 31. Đăng ký chuyển giao công nghệ
1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này thuộc một trong những trường hợp sau đây phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ:
a) Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;
b) Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;
c) Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.”
Khoản 2 Điều 5 Luật chuyển giao công nghệ năm 2017 quy định về phần chuyển giao công nghệ như sau:
“Điều 5. Hình thức chuyển giao công nghệ
2. Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư;
b) Góp vốn bằng công nghệ;
c) Nhượng quyền thương mại;
d) Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này.”
Sau đây Luật Hoàng Anh sẽ chia ra 02 trường hợp để bạn đọc tham khảo:
Trường hợp 01: Nếu công nghệ chuyển giao là công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ hoặc chuyển giao công nghệ trong nước không sử dụng vốn nhà nước, ngân sách nhà nước hoặc chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước, ngân sách nhà nước nhưng đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thì không cần phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước.
Trường hợp 02: Nếu công nghệ chuyển giao không phải là công nghệ hạn chế chuyển giao, chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước, ngân sách nhà nước thì phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước.
Như vây, không phải tất cả các hợp đồng chuyển giao công nghệ đều phải đăng ký mà chỉ những hợp đồng không phải là công nghệ hạn chể chuyển giao, chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc hoặc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước, ngân sách nhà nước thì phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về công nghệ và Chuyển giao công nghệ.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh