2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Pháp luật cho phép bên đề nghị được thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc công bằng, để đảm bảo lợi ích cho các bên, việc thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định. Cụ thể, Điều 389 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về vấn đề thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng như sau:
“Điều 389. Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng
1. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây:
a) Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
2. Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới”
-Để một hợp đồng được ký kết thì phải trải qua quá trình giao kết hợp đồng, trong đó đề nghị giao kết hợp đồng là giai đoạn đầu tiên làm cơ sở cho việc xác lập hợp đồng. Để nghị giao kết hợp đồng là giai đoạn đầu tiên của trình tự giao kết hợp đồng. Khi một người muốn thiết lập một hợp đồng thì phải thể hiện ý chí đó ra bên ngoài bằng một hàng vi cụ thể, để bên kia nhận biết được. Do đó, có thể hiểu đơn giản đề nghị giao kết hợp đồng là sự thể hiện ý chí của một người trước một người khác về mong muốn thiết lập một hợp đồng dân sự với người đó. Khoản 1 Điều 386 BLDS năm 2015 quy định: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị)”.
-Theo nguyên tắc, đề nghị giao kết hợp đồng phải chứa đựng các điều khoản thể hiện nội dung cơ bản của hợp đồng, để bên được đề nghị nhận biết được và ra quyết định có đồng ý giao kết hợp đồng hay không. Theo đó, thay đổi là việc sửa lại nội dung của lời đề nghị đó, có thể thêm hoặc bớt các điều khoản trong đề nghị. Khi đề nghị được chuyển giao cho bên được đề nghị nhưng vì lý do nào đó, mà bên đề nghị đã rút lại lời đề nghị.
Xuất phát từ nguyên tắc tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng và tự định đoạt của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ dân sự, pháp luật tôn trọng sự thay đổi ý chí của các bên trong quá trình giao kết hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp đồng là sự thể hiện ý chí của một bên chủ thể, mong muốn được hợp tác với bên được đề nghị thông qua việc xác lập một hợp đồng. Vì vậy, pháp luật tôn trọng sự thay đổi ý chí của họ. Tuy nhiên, để cân bằng các mối quan hệ xã hội, cần bằng lợi ích của tất cả các bên, sự tự do của chủ thể luôn được thực hiện trong khuôn khổ nhất định. Việc thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng cũng vậy, bên đề nghị chỉ được thay đổi, rút lại đề nghị trong các trường hợp pháp luật cho phép, cụ thể:
-Trường hợp 1: Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị. Thời điểm có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng do bên đề nghị ấn định hoặc là thời điểm bên được đề nghị nhận được đề nghị giao kết hợp đồng. Về cơ bản, kể từ thời điểm bên được đề nghị nhận được đề nghị giao kết hợp đồng họ có thể nắm bắt nội dung của lời đề nghị, từ đó phân tích đánh giá để đưa ra quyết định có giao kết hợp đồng không. Chính vì vậy, để không làm mất thời gian và công sức của bên được đề nghị, bên đề nghị chỉ được thay đổi, rút lại đề nghị trước hoặc cùng thời điểm bên được đề nghị nhận được đề nghị.
-Trường hợp 2: Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh. Đề nghị do bên đề nghị soạn thảo, những nội dung bên trong đều thể hiện ý chí của bên đề nghị mà không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ chủ thể nào khác. Vì vậy, bên đề nghị có quyền được nêu rõ điều kiện làm thay đổi, rút lại đề nghị, theo đó, khi điều kiện này phát sinh bên đề nghị có thể thay đổi, rút lại đề nghị bất kỳ thời điểm nào. Các điều kiện này đã được ấn định trước và công khai với bên được đề nghị, do đó, bên được đề nghị có thể xem xét được lợi hại đề nghị và quyết định có hay không việc xác lập một hợp đồng với bên đề nghị. Quy định về trường hợp được thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng để bảo vệ lợi ích cho bên được đề nghị, chính vì vậy, trong trường hợp này bên được đề nghị đã biết về các điều kiện mà bên đề nghị đưa ra nhưng vẫn giao kết hợp đồng thì phải chịu những rủi ro phát sinh. Ví dụ: A đề nghị giao kết hợp đồng mua bán gạo với B có ấn định giá cụ thể. Tuy nhiên, trong nội dung của đề nghị có điều khoản quy định giá gạo có thể tăng theo giá thị trường. Như vậy, trong trường hợp giá gạo trên thị trường tăng thì A có quyền thay đổi nội dung đề nghị giao kết về gái bán.
Việc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng được làm chấm dứt quan hệ giữa hai bên, lúc này đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực pháp luật, sẽ không có hợp đồng được giao kết giữa hai bên. Nhưng việc thay đổi nội dung đề nghị thì khác, đề nghị vẫn có hiệu lực pháp luật nhưng nội dung của đề nghị thì không còn như cũ, do đó, làm phát sinh đề nghị mới mà bên được đề nghị cần tiếp cận lại từ đầu với nội dung được thay đổi đó. Lúc này việc chấp nhận với đề nghị cũ cũng không còn giá trị mà chỉ còn giá trị với nội dung đề nghị giao kết hợp đồng đã được thay đổi. Ví dụ: Như ví dụ trên, khi giá gạo trên thị trường tăng lên 5%, A có quyền điều chỉnh giá bán trong đề nghị giao kết hợp đồng với B lên 5%, nếu B đồng ý mua gạo của A thì có nghĩa là chấp nhận mua với giá cao hơn so với đề nghị ban đầu.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh