2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khi xác lập hợp đồng mua bán tài sản, bên bán có nghĩa vụ chuyển giao tài sản cho bên mua tại nơi mà các bên đã thỏa thuận, đó gọi là địa điểm giao tài sản. Điều 435 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về địa điểm giao tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản như sau:
“Điều 435. Địa điểm giao tài sản
Địa điểm giao tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 277 của Bộ luật này”
Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, tùy thuộc vào giá trị, tính chất của tài sản và thời điểm thanh toán mà các bên thỏa thuận về địa điểm giao tài sản khác nhau. Thông thường, đối với những hợp đồng mua bán tài sản mà có giá trị nhỏ, thời hạn giao kết, thực hiện hợp đồng ngắn thì địa điểm thanh toán chính là địa điểm giao kết, thực hiện hợp đồng. Trường hợp này xảy ra thường xuyên, gần gũi với đời sống hằng ngày như: mua bán lương thực, thực phẩm trong siêu thị; hay mua bán quần áo trong cửa hàng;… Địa điểm này được xác lập tự nhiên, mặc định mà không cần phải thỏa thuận, mà các bên vẫn ngầm hiểu. Ngược lại, đối với những hợp đồng mua bán có giá trị lớn, thời gian thực hiện kéo dài thì các bên thường thỏa thuận về địa điểm thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài sản và thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Ví dụ: Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa là linh kiện điện từ từ nước ngoài, vì hàng không được chuyển giao ngay lập tức, vậy nên các bên phải thỏa thuận về địa điểm nhận hàng như: bến cảng, hay sân bay,…thời điểm thanh toán là trước hoặc sau khi tài sản được chuyển giao cho bên mua.
Chính vì hợp đồng mua bán tài sản rất rộng rãi và phong phú, có giao dịch cần thỏa thuận địa điểm giao tài sản có giao dịch thì không, nên điều khoản địa điểm giao tài sản không phải điều khoản cơ bản. Do đó, các bên có thể thỏa thuận hoặc không thỏa thuận về địa điểm giao tài sản mua bán, trường hợp các bên không có thỏa thuận thì địa điểm giao tài sản được xác định theo địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại khoản 2 Điều 277 BLDS năm 2015, cụ thể:
-Nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là bất động sản thì địa điểm được xác định là nơi bất động sản tọa lạc. Bất động sản có tính chất không thể di dời được, do đó, địa điểm giao bất động sản bắt buộc phải được thực hiện tại nơi mà có bất động sản đó.
-Nếu đối tượng của hợp đồng mua bán không phải bất động sản thì địa điểm được xác định là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền. Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải thông báo cho bên có nghĩa vụ biết, và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở. Vì trong hợp đồng mua bán hàng hóa, bên mua là bên được chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản, trở thành bên có quyền đối với tài sản. Bên cạnh đó, thường thì khi mua bán một tài sản, bên bán sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển sản đến nơi ở của bên mua vậy nên việc chọn nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có bên mua trong trường trường hợp này là hoàn toàn phù hợp.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh