2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Dịch vụ đánh giá công nghệ là một trong sáu loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ. Theo Khoản 17 Điều 2 Luật chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 quy định khái niệm đánh giá công nghệ như sau:
“17. Đánh giá công nghệ là hoạt động xác định trình độ, hiệu quả kinh tế, tác động của công nghệ đến môi trường, kinh tế - xã hội.”
Dịch vụ đánh giá công nghệ là hoạt động xác định trình độ, giá trị, hiệu quả kinh tế và tác động kinh tế- xã hội, môi trường của công nghệ.
Vai trò của đánh giá công nghệ được thể hiện ở các khía cạnh:
Đánh giá công nghệ thuộc danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, công nghệ hạn chế chuyển giao hay công nghệ cấm chuyển giao;
Xem xét nguồn gốc, xuất xứ công nghệ: Quốc gia, vùng lãnh thổ… tổ chức tạo ra công nghệ (ví dụ như doanh nghiệp khởi nguồn, viện nghiên cứu, trường đại học…);
Xem xét các quyền liên quan đến công nghệ: quyền sở hữu và quyền sử dụng công nghệ, quyền chuyển giao lại cho bên thứ ba, quyền cải tiến, nhận thông tin về cải tiến công nghệ, quyền phân phối (độc quyền hay không độc quyền), phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ tạo ra, các quyền sở hữu công nghiệp có liên quan đến công nghệ.
Đánh giá trình độ, kỹ thuật công nghệ: xem xét vòng đời công nghệ, tính đồng bộ của thiết bị, xem xét thiết bị, nguyên vật lieu chế tạo phù hợp với dây chuyền sản xuất, suất tiêu hao nguyên liệu, năng lượng cho một đơn vị sản phẩm, tuổi thọ của thiết bị, khả năng thay thế, cải tiến, khả năng thuận tiện trong vận hành, quản lý quá trình vận hành công nghệ. Thiết bị trong dây truyền công nghệ được xem xét trên cơ sở thiết bị đó có tính năng, chất lượng phú hợp với yêu cầu của công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng và số lượng như dự kiến. Tính đồng bộ của thiết bị trong dây chuyền công nghệ (danh mục các thiết bị của dự án đầu tư phải thể hiện khả năng thực hiện các công đoạn trong trong dây chuyền công nghệ, đáp ứng về số lượng, chất lượng các sản phẩm). Đặc biệt đối với các dự án đầu tư mà bên nước ngoài tham gia góp vốn bằn thiết bị cần đảm bảo tính đồng bộ và phù hợp với công nghệ.
Đánh giá về giá trị của công nghệ, trong đó nhấn mạnh đến chi phí đầu tư, mức đầu tư so với công nghệ tương đương khác, khả năng tài chính (xác định nguồn vốn), yếu tố đầu vào: có nguồn nguyên liệu tại địa phương, nguồn nguyên liệu trong nước (địa phương khác) hoặc có hợp đồng nhập khẩu đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuaart, yếu tố đầu ra cho sản phẩm: có thị trường ổn định hoặc có hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra ổn định.
Đánh giá về hiệu quả kinh tế: đánh giá các tiêu chí kinh tế của dự án như thời gian hoàn vốn, tỷ suất hoàn vốn nội bộ… được biểu hiện bằng mức lãi suất mà nếu quy đổi dòng tiền tệ của dự án thì giá trị hiện tại thực thu nhập bằng giá trị hiện tại thực chi, dự báo nhu cầu thì trường (trong và ngoài nước) có tính đến các sản phẩm cùng loại, độ tin cậy của dự báo, dự báo thị phần của sản phẩm do công nghệ tạo ra, tỷ lệ xuất khẩu. Khả năng cạnh tranh (về chất lượng. mẫu giá, giá thành) của sản phẩm do công nghệ tạo ra.
Đánh giá hiệu quả xã hội: Khả năng sử dụng lao động, tác động lan tỏa. Sự tác động của công nghệ đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương, ngành, lĩnh vực (nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của ngành, lĩnh vực góp phần đổi mới công nghệ sản xuất của địa phương, góp phần làm tăng giá trị sản phẩm, tạo ra sản phẩm chủ lực, sản phẩm có thế mạnh của địa phương).
Đánh giá về an toàn môi trường: Khí thải, nước thải và chất rắn thải, vị trí dự án, diện tích sử dụng đất phù hợp với quy mô dự án, mức độ rủi do và các giải pháp phòng ngừa, khác phục sự cố, các giải pháp sử lý môi trường giảm thiểu tác động, đạt các chỉ tiêu phù hợp với tiêu chuẩn về môi trường.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về công nghệ và chuyển giao công nghệ.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh