Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:22 (GMT+7)

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội

1.Căn cứ pháp lý

Đối tượng là điều kiện căn để xác lập, thực hiện hợp đồng. Mỗi hợp đồng được hình thành đều có đối tượng nhất định phù hợp với đặc điểm, tính chất, mục đích hướng đến của hợp đồng đó. Tuy nhiên, các bên trong hợp đồng chỉ được chuyển giao đối tượng mà pháp luật cho phép. Tương tự đối với hợp đồng dịch vụ, đối tượng của hợp đồng được quy định tại Điều 514 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:

Điều 514. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”

2.Nội dung

Đối tượng của hợp đồng là tài sản, quyền tài sản, công việc mà các chủ thể phải tác động đến thông qua việc chuyển giao cho nhau đối tượng đó. Tùy vào hợp đồng được xác lập thuộc loại nào mà đối tượng không giống nhau, ví dụ: hợp đồng mua bán tài sản thì đối tượng là tài sản bao gồm cả động sản, bất động sản và quyền tài sản (quyền đòi nợ,…); hợp đồng mượn tài sản thì có đối tượng là những tài sản không bị tiêu hao,…Như vậy, đối tượng của hợp đồng có thể giống hoặc không giống nhau miễn sao phù hợp với tính chất và mục đích của hợp đồng đó. Đối với hợp đồng dịch vụ, pháp luật quy định đối tượng là công việc và thỏa mãn các điều kiện sau:
-Một là, công việc có thể thực hiện được. Xuất phát từ bản chất của hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận của các bên, theo đó, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ. Bên cung ứng dịch vụ tung ra thị trường các sản phẩm dịch vụ mà mình cung cấp, và tiến hành thực hiện công việc đó khi có yêu cầu của khách hàng. Các loại dịch vụ chịu sự điều chỉnh của hợp đồng dịch vụ như: dịch vụ cung cấp thông tin thương mại, dịch vụ sửa chữa, dịch vụ pháp lý,…Sản phẩm dịch vụ là gì thì bên cung ứng phải thực hiện công việc phù hợp với dịch vụ đó, ví dụ như đối với dịch vụ sửa chữa tài sản thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc sửa chữa tài sản mà khách hàng yêu cầu. Lưu ý rằng công việc là đối tượng của hợp đồng dịch vụ phải là công việc thực hiện được. Khả năng thực hiện của công việc là bằng hành vi của con người thực hiện công việc đó trong thực tiễn đời sống. Một công việc mà không ai thực hiện được thì không thể trở thành đối tượng của hợp đồng nói chung và hợp đồng dịch vụ nói riêng. Đây là điều kiện đầu tiên để một công việc trở thành đối tượng của hợp đồng dịch vụ.
-Hai là, công việc thực hiện không được vi phạm điều cấm của luật. Điều 123 BLDS năm 2015 quy định: “Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định”. Điều cấm của pháp luật quy định các hành vi của con người không được thực hiện và được luật hóa trong các quy phạm. Theo nguyên tắc chung, đối tượng của hợp đồng phải là những tài sản mà pháp luật cho phép chuyển giao, không phải là những tài sản bị cấm, bị hạn chế chuyển giao. Đối với công việc thì phải đảm bảo không phải là công việc vi phạm pháp luật. Công việc được cho là vi phạm pháp luật có thể kể đến như: các công việc bị cấm như mại dâm, môi giới mại dâm,…và các dịch vụ mà người thực hiện không đáp ứng điều kiện cung ứng. Đối với dịch mà người thực hiện không đáp ứng điều kiện cung ứng bản chất là vi phạm pháp luật về điều kiện chủ thể. Một số đối tượng mà pháp luật có quy định chặt chẽ, nghiêm ngặt về điều kiện của chủ thể được cung cấp đối tượng đó như: dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ y tế, dịch vụ pháp lý,….
-Ba là, công việc thực hiện không được trái với đạo đức xã hội. Điều 123 BLDS năm 2015 quy định: “Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng”. Đạo đức xã hội là các hành vi ứng xử được cộng đồng thừa nhận rộng rãi, và mỗi công dân bằng ý thức chủ quan của mình thực hiện theo nguyên tắc ứng xử chung. Công việc mà bên cung ứng dịch vụ cung ứng không được xâm phạm đến những truyền thống đạo đức, không được đi ngược lại với những hành vi ứng xử chung. Nếu bên cung ứng dịch vụ chỉ vì lợi ích của mình mà giao kết hợp đồng với bên sử dụng dịch vụ, mà công việc thực hiện trái với đạo đức xã hội thì hợp đồng đó bị xem là vô hiệu. 
Như vậy, đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc phải thực hiện không được vi phạm pháp luật và trái với đạo đức xã hội. Nếu các bên cố tình vi phạm thì sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý nhất định tùy theo mức độ vi phạm và gây thiệt hại.

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư