2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản có thể là một hoặc nhiều tài sản khác nhau. Tuy nhiên, không phải tài sản cũng có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản. Điều 495 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về đối tượng của hợp đồng mượn tài sản như sau:
“Điều 495. Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản
Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản”
Là một trong các giao dịch nhằm mục đích chuyển giao quyền sử dụng tài sản, hợp đồng cho mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được. Đây có thể nói là tập quán tốt đẹp của nhân dân ta, với mục đích tương trợ lẫn nhau. Quan hệ cho mượn tài sản thường xảy ra giữa những người thân quen trong gia đình, bạn bè, hàng xóm. Hay nói cách khác, bên mượn dùng uy tín, danh dự của mình để mượn tài sản của chủ thể khác. Bởi, theo khái niệm trên thì bên cho mượn không nhận lại được bất kỳ lợi ích gì từ bên mượn, hơn nữa bên mượn cũng không cần phải dùng tài sản để bảo đảm cho việc sẽ trả lại tài sản. Cũng chính vì vậy mà pháp luật đã điều chỉnh quan hệ mượn tài sản với mục đích bảo vệ lợi ích của bên cho mượn, và ràng buộc trách nhiệm của bên mượn tài sản.
Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản là các loại tài sản đáp ứng điều kiện chung đối với tài sản là đối tượng của hợp đồng dân sự như: không phải là tài sản cấm lưu thông theo quy định của pháp luật, người cho mượn phải là người có quyền đối với tài sản,…Bên cạnh đó, do tính chất của hợp đồng mượn tài sản là việc bên mượn chỉ sử dụng tài sản trong một thời hạn nhất định, sau khi kết thúc thời hạn đó bên mượn phải trả lại tài sản cho bên có tài sản, vì vậy tài sản cho mượn không thể là tài sản tiêu hao. Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.. Sau thời hạn mượn, bên mượn phải trả lại đúng tài sản đó cho bên có tài sản, nếu là vật tiêu hao thì việc trả lại tài sản sẽ khó thực hiện. Hơn nữa, bên cho mượn vốn dĩ đã không được hưởng lợi ích gì từ giao dịch này, nếu vật mượn là vật tiêu hao thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của họ. Khoản 1 Điều 112 BLDS năm 2015 cũng khẳng định: “Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn”.
Một điều kiện nữa đối với tài sản là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản là, tài sản mượn phải là vật đặc định. Khoản 2 Điều 113 BLDS năm 2015 quy định: “Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí”. Mặc dù quy định của pháp luật không khẳng định đối tượng của hợp đồng mượn tài sản phải là vật đặc định, nhưng căn cứ vào nghĩa vụ trả lại tài sản của bên mượn mà có thể xác định như vậy. Cụ thể, bên mượn phải trả cho bên cho mượn chính tài sản đã mượn. Quy định này hoàn toàn phù hợp với quy định về việc chuyển giao vật đặc định, cụ thể khi chuyển giao vật đặc định thì phải chuyển giao đúng vật đó. Do đó, nếu tài sản mượn là vật cùng loại thì cả bên mượn và bên cho mượn đều không biết chính xác được tài sản trả lại có đúng là tài sản đã cho mượn hay không. Hơn nữa khi chuyển giao vật cùng loại có cùng chất lượng thì chủ thể hoàn toàn có thể thay thế hai vật cùng loại cho nhau. Nếu như vậy, thì việc chuyển giao tài sản không còn đúng với bản chất của hợp đồng cho mượn tài sản nữa.
Trong hợp đồng cho mượn, đối tượng có thể là một hoặc nhiều tài sản. Bởi hợp đồng cho mượn là hợp đồng thực tế, lợi ích mà bên mượn có được từ việc trực tiếp nắm giữ và sử dụng tài sản, do đó, đối tượng cho mượn phải là vật có thực, chiếm hữu thực tế.
Nhìn chung, đối tượng của hợp đồng mượn tài sản là vật có thực, không thể bị tiêu hao và phải là vật đặc định.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh