2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong một số trường hợp nhất định nhằm tôn trọng ý chí của các chủ thể và đảm bảo sự ổn định cuộc sống, di sản có thể bị hạn chế phân chia. Điều 661 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hạn chế phân chia di sản như sau:
"Điều 661. Hạn chế phân chia di sản
Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm"
Có thể hiểu hạn chế phân chia di sản là việc phân chia di sản sau một quãng thời gian nhất định, phụ thuộc vào ý chí của người để lại di sản, theo thỏa thuận của những người thừa kế hoặc theo quy định của pháp luật. Hạn chế phân chia di sản xảy ra đối với cả phân chia di sản theo di chúc và phân chia di sản theo pháp luật. Căn cứ vào quy định trên thì di sản sẽ bị hạn chế chia trong 03 trường hợp sau:
Khi lập di chúc, người để lại di sản có quyền quy định về thời điểm chia di sản là sau một quãng thời gian nhất định hoặc sau một sự kiện mà họ xác định sẽ xảy ra trong tương lai. Thông thường sau thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản, tuy nhiên trong trường này họ không có quyền yêu cầu hoặc yêu cầu không được chấp nhận trước khi xảy ra sự kiện hoặc trước thời hạn, mà người để lại di chúc đã yêu cầu trong nội dung của di chúc. Di sản chỉ được chia sau quãng thời gian hoặc sự kiện đã được quy định trong di chúc theo ý chí của người để lại di sản. Ví dụ: Ông A có vợ là bà B và hai người con là C và D. Khi ông A chết, trong di chúc xác định di sản của ông chỉ được chia khi C và D đều tốt nghiệp đại học. Như vậy trước khi C, D tốt nghiệp đại học sẽ không làm phát sinh sự kiện chia di sản, mặc dù di chúc đã có hiệu lực kể từ thời điểm ông A chết.
Những người thừa kế theo di chúc và theo pháp luật có thể thỏa thuận với nhau về việc chia di sản sau một thời hạn nhất định hoặc một sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Thỏa thuận của người thừa kế về hạn chế phân chia di sản có thể xảy ra cả trong trường hợp chia di sản theo chúc (người để lại di chúc không xác định việc hạn chế phân chia di sản) và phân chia di sản theo pháp luật. Trên thực tế người thừa kế có thể chưa thể tiếp nhận di sản ngày mà cần có thời gian chuẩn bị, vì vậy quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể tiếp nhận di sản thừa kế. Lưu ý trong trường hợp này là thỏa thuận về hạn chế phân chia di sản phải có sự đồng ý của tất cả những người thừa kế, đồng nghĩa với việc chỉ một người thừa kế phản đối thì thỏa thuận không có hiệu lực. Ví dụ: A, B, C là người thừa kế theo pháp luật của ông A. Tại thời điểm mở thừa kế A đang làm việc tại nước ngoài. Lúc này cả ba người thỏa thuận là sẽ chia di sản khi nào A về nước. Như vậy, di sản chỉ được chia sau khi A về nước.
Vợ hoặc chồng có thể yêu cầu Tòa án quyết định hạn chế phân chia di sản nếu xét thấy việc phân chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình. Từ quy định trên có thể chủ thể có quyền yêu cầu là vợ hoặc chồng mà không cần có sự thỏa thuận, đồng ý của những người thừa kế khác, với điều kiện là người yêu cầu phải chứng minh việc chia di sản sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của họ và gia đình. Trường hợp này áp dụng khi người để lại di sản không lập di chúc hoặc có lập di chúc nhưng không thể hiện ý chí hạn chế thời hạn phân chia di sản. Thời hạn tối đa là 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, hết thời hạn này nếu vợ hoặc chồng chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ và gia đình thì có thể yêu cầu Tòa án gia hạn thêm thời hạn nhưng không quá 03 năm. Pháp luật quy định về thời hạn như vậy để đảm bảo cho người yêu cầu có đủ thời gian để chuẩn bị, hạn chế ảnh hưởng của việc chia di sản đến cuộc sống của mình hoặc gia đình. Yêu cầu chia di sản của những người thừa kế khác trong quãng thời gian này không được chấp nhận. Ví dụ: A có vợ là B và con là C, căn nhà mà họ đang ở là tài sản riêng của ông A. Do có mâu thuẫn với gia đình nên khi ông A chết lập di chúc để lại toàn bộ di sản là căn nhà cho quỹ từ thiện, mà căn nhà là nơi cư trú duy nhất của bà B và con là C. Vì vậy bà B có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hạn chế chia di sản, để bà có thời gian chuẩn bị một nơi ở mới cho hai mẹ con.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh