Hành vi nào khi vi phạm tổ chức lễ hội thì bị hạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:55 (GMT+7)

05 hành vi vi phạm tổ chức lễ hội thì bị hạt tiền từ 1.000.000 - 3.000.000 gồm: Không thành lập Ban tổ chức lễ hội; Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm; ...

Nghị định 38/2021/NĐ-CP (Nghị định 38) về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo chính thức có hiệu lực từ ngày 01/06/2020 đã chấm dứt hiệu lực pháp lý của Nghị định 158/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Sự ra đời của Nghị định 38 đã quy định chi tiết những vấn đề về văn hóa, quảng cáo, trong đó, có quy định về hình thức xử phạt chính và các biện pháp khắc phục hậu quả với các hành vi vi phạm quy định về tổ chức lễ hội. Vậy, cụ thể như thế nào sẽ được Luật Hoàng Anh giải đáp trong bài viết dưới đây!

Nội dung:

Điều 14, Nghị định 38/2021/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo quy định về việc xử lý hành vi vi phạm quy định về tổ chức lễ hội. Phạt tiền là hình thức xử phạt chính trong đó, tổ chức cá nhân phải bỏ ra một khoản vật chất để nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền với hành vi vi phạm của mình. Đối từng hành vi cụ thể thì mức phạt có sự khác nhau nhưng bình thường là mức trung bình chung của khung hình phạt. Theo đó, với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng được áp dụng với một trong các hành vi sau đây:

1. Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định

Tổ chức lễ hội hay quản lý lễ hội là việc tổ chức thực hiện các phần việc cho một lễ hội, từ khi nó bắt đầu hình thành trong ý tưởng cho đến khi nó kết thúc. Bắt đầu bằng việc lên ý tưởng, kịch bản, thiết kế, thi công và tổ chức lễ hội.

Việc thành lập ban tổ chức lễ hội là một trong những trách nhiệm bắt buộc của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội. Do đó, khi có kế hoạch tổ chức, phải thành lập, phê duyệt quy chế làm việc của Ban tổ chức lễ hội; chịu trách nhiệm về hoạt động của Ban tổ chức lễ hội. Điều này quyết định tính an toàn, ổn định cũng như sự thành công của lễ hội diễn ra trên thực tế.

Do đó, không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

2. Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội.

Việc tham dự lễ hội nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu về văn hóa, tinh thần của người dân, một mặt nhằm duy trì truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhà nước đảm bảo cho toàn thể mọi người được tham gia, hoạt động một cách lành mạnh. Do đó, ban tổ chức lễ hội thực hiện trách nhiệm không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích.

Lễ hội do nhà nước tổ chức không được thu tiền vé dưới mọi hình thức nào, khi vi phạm, bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

3. Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích.

Nhu cầu vệ sinh là một trong những nhu cầu căn bản của con người. Để đảm bảo toàn diện mọi yếu tố để tham gia hoạt động lễ hội, di tích một cách trọn vẹn, đặt ra yêu cầu phải có nhà vệ sinh tiêu chuẩn. Quyết định số 225/QĐ-TCDL ban hành quy định tạm thời về tiêu chuẩn nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch và kế hoạch triển khai xác định yêu cầu chung của nhà vệ sinh như sau:

1:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh được ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế;

- Có biển báo nhà vệ sinh công cộng rõ ràng, bằng tiếng Việt và tiếng Anh (kèm chữ viết tắt tiếng Anh: WC), ở những nơi mang tính đặc thù cần thiết có thể có thêm thứ tiếng khác, có thể có ký hiệu bằng hình ảnh để phân biệt nhà vệ sinh dành cho nam và nữ, được đặt ở nơi dễ thấy;

- Có vị trí thuận lợi, dễ tiếp cận, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách khi sử dụng;

- Có số lượng phòng vệ sinh phù hợp với số lượng khách có nhu cầu sử dụng;

- Có đầy đủ trang thiết bị tiện nghi cần thiết, hoạt động tốt, được lắp đặt chắc chắn, sắp xếp gọn gàng;

- Bảo đảm thông thoáng, sạch sẽ, đủ ánh sáng;

- Ở những nơi có điều kiện, mỗi khu vệ sinh cần có ít nhất một phòng vệ sinh cho người tàn tật. Phòng vệ sinh này phải có cửa rộng hơn để xe lăn có thể vào được và xung quanh nhà vệ sinh có đường dẫn (dành cho xe lăn).

Do đó, không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Mức phạt này giữ nguyên với Nghị định 158/2013/NĐ-CP nhưng chi tiết hơn.

4. Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác.

Một trong các nguyên tắc về tổ chức lễ hội đã chỉ ra rằng, việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội. Vì thế, các cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội phải có trách nhiệm tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh, bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác.

Vấn đề này nhằm mục đích quảng bá, quảng cáo các sản phẩm du lịch, để nhiều người biết hơn cũng như giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

5. Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.

Phản ánh của người tham gia lễ hội là cách để nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước về lễ hội du lịch, đồng thời sửa đổi để đáp ứng nhu cầu tham gia phù hợp với tình hình thực tế cũng như bảo vệ quyền của người dân.

Đường dây nóng (Hotline) là một phương tiện liên lạc trực tiếp để chia sẻ bất cứ điều gì con người muốn, đặc biệt là mọi mối lo ngại, câu hỏi hoặc những gì thắc mắc về lễ hội. Không thể phủ nhận hiệu quả của đường dây nóng đã có đóng góp nhất định trong việc tháo gỡ những bức xúc của dân, nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng còn nhiều hạn chế, thậm chí còn bị dân kêu là đường dây nóng - lạnh chập chờn. Vì vậy, ban tổ chức lễ hội có trách nhiệm thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội. Nếu vi phạm thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật xử lý vi phạm hành chính

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư