2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Hoàn thành nghĩa vụ là căn làm chấm dứt nghĩa vụ. Cụ thể, Điều 373 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hoàn thành nghĩa vụ như sau:
“Điều 373. Hoàn thành nghĩa vụ
Nghĩa vụ được hoàn thành khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ hoặc thực hiện một phần nghĩa vụ nhưng phần còn lại được bên có quyền cho miễn thực hiện”.
-Điều 274 BLDS năm 2015 quy định: “Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)”. Lợi ích là điều mà các bên hướng đến khi xác lập bất kỳ một giao dịch dân sự nào, theo đó, để đáp ứng quyền lợi của bên có quyền, thì bên có nghĩa vụ phải hoàn thành đúng, đầy đủ nghĩa vụ nghĩa vụ của mình. Có thể hiểu, hoàn thành nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Khi nghĩa vụ đã hoàn thành, bên có quyền đã được thỏa mãn nhu cầu về lợi ích thì nghĩa vụ chấm dứt. Tuy nhiên, các bên phải xác định rõ trong trường hợp nào thì nghĩa vụ được xem là hoàn thành.
Căn cứ vào quy định trên, có thể xác định nghĩa vụ hoàn thành trong những trường hợp sau:
-Trường hợp 1: Bên có nghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Nghĩa vụ phải thực hiện không chỉ là nghĩa vụ chính mà còn có thể phát sinh thêm các nghĩa vụ phụ như thanh toán chi phí phát sinh, bồi thường thiệt hại. Theo đó, bên có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ những nghĩa vụ đó thì mới được xem là đã hoàn thành nghĩa vụ. Bên cạnh đó, đối tượng của quan hệ nghĩa vụ rất đa dạng, đó có thể vật, tiền, một công việc phải thực hiện hoặc không phải thực hiện, tùy thuộc vào từng đối tượng trong quan hệ mà các bên có thể thỏa thuận bên có nghĩa vụ phải hoàn thành nghĩa vụ như thế nào. Ví dụ: Nghĩa vụ giao vật có thể bao gồm cả vật chính và vật phụ thì bên có nghĩa vụ phải giao toàn bộ vật chính và vật phụ cho bên có quyền thì nghĩa vụ mới hoàn thành. Hay nghĩa vụ thực hiện một công việc là gia công bàn ghế bao gồm cả nghĩa vụ gia công và các nghĩa vụ liên quan như sơn, bảo quản, giao cho vận chuyển, bảo hành,…nếu các bên đã thỏa thuận về tất cả các nghĩa vụ đó thì bên có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ việc đó trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì được coi là hoàn thành nghĩa vụ.
-Trường hợp 2: Bên có nghĩa vụ mới chỉ hoàn thành một phần nghĩa vụ, phần còn lại được bên có quyền miễn thực hiện. Nghĩa vụ thực hiện có thể được chia là nhiều phần, theo quy định tài khoản 1 Điều 290 BLDS năm 2015, cụ thể: “Nghĩa vụ phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ có thể chia thành nhiều phần để thực hiện”. Ví dụ: Mua trả góp, bên mua có thể thực hiện nghĩa vụ trả tiền làm nhiều lần. Bản chất của hành vi thực hiện nghĩa vụ của một bên chủ thể là đế đáp ứng lợi ích của chủ thể còn lại. Do đó, chủ thể có quyền có thể từ chối tiếp nhận nghĩa vụ từ bên có nghĩa vụ bằng cách miên thực hiện nghĩa vụ một phần cho bên có nghĩa vụ. Khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện được một phần nghĩa vụ mà phần còn lại được bên có quyền miễn thực hiện, thì nghĩa vụ cũng được xem là đã hoàn thành. Ví dụ: A thuê xe của B đã trả trước một nửa tiền thuê, số tiền còn lại dự định sau khi thuê xong thì trả. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế khó khăn nên B đã chủ động miễn cho A một nửa tiền thuê xe. Lúc này, A được xác định là đã hoàn thành nghĩa vụ.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh