Hoàn thành nghĩa vụ trong trường hợp bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:10 (GMT+7)

Khi bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì nghĩa vụ hoàn thành tại thời điểm tài sản đã được gửi giữ tại nơi nhận gửi giữ

Thông thường, khi bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ thì bên có quyền sẽ tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ đó. Tuy nhiên, trên thực tế xảy ra trường hợp bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ đúng nội dung, hình thức, thời hạn, địa điểm đã thỏa thuận nhưng bên có quyền lại chậm tiếp nhận nghĩa vụ đó. Trong trường hợp này nghĩa vụ hoàn thành theo quy định tại Điều 374 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:

Điều 374. Hoàn thành nghĩa vụ trong trường hợp bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ
Khi bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì nghĩa vụ hoàn thành tại thời điểm tài sản đã được gửi giữ tại nơi nhận gửi giữ theo quy định tại khoản 2 Điều 355 của Bộ luật này”

1.Khái niệm

-Trong quan hệ nghĩa vụ, khi bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ thì đồng thời bên có quyền cũng sẽ tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào bên có quyền cũng tiếp nhận nghĩa vụ đúng thời hạn, trường hợp bên có nghĩa vụ đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên có quyền chưa tiếp nhận gọi là chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ. Khoản 1 Điều 355 BLDS năm 2015 quy định: “Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ là khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện nhưng bên có quyền không tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó”. 
-Điều 373 BLDS năm 2015 quy định: “Nghĩa vụ được hoàn thành khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ hoặc thực hiện một phần nghĩa vụ nhưng phần còn lại được bên có quyền cho miễn thực hiện”. Lợi ích là điều mà các bên hướng đến khi xác lập bất kỳ một giao dịch dân sự nào, theo đó, để đáp ứng quyền lợi của bên có quyền, thì bên có nghĩa vụ phải hoàn thành đúng, đầy đủ nghĩa vụ nghĩa vụ của mình. Có thể hiểu, hoàn thành nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

2.Hoàn thành nghĩa vụ trong trường hợp chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ.

-Có thể thấy, trong quan hệ chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ, lỗi thuộc về bên có quyền. Chính vì vậy, pháp luật quy định trong trường hợp này nếu đối tượng của quan hệ nghĩa vụ là tài sản, thì nghĩa vụ hoàn thành tại thời điểm tài sản tài sản đã được gửi giữ tại nơi nhận gửi giữ. Quy định này là sự nối tiếp quy định tại khoản 2 Điều 335 BLDS năm 2015 quy định xử lý tài sản khi bên có quyền chậm tiếp nhận, cụ thể: “Trường hợp chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì bên có nghĩa vụ có thể gửi tài sản tại nơi nhận gửi giữ tài sản hoặc áp dụng biện pháp cần thiết khác để bảo quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý. Trường hợp tài sản được gửi giữ thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền”. Khi tài sản được gửi giữ thì quan hệ nghĩa vụ cũng chấm dứt, bên có nghĩa vụ cũng giải phóng mình khỏi quan hệ với bên có quyền, theo đó, mọi chi phí cho việc gửi giữ, những rủi ro sau khi gửi giữ đều sẽ thuộc về bên có quyền. 
-Tuy nhiên, có thể thấy đối tượng của quan hệ nghĩa vụ không chỉ có tài sản mà còn bao gồm cả công việc, nhưng điều luật này mới chỉ quy định về tài sản mà không quy định trường hợp đối tượng của quan hệ nghĩa vụ là công việc phải thực hiện. Đối với đối tượng của quan hệ nghĩa vụ là công việc phải thực hiện hiện, có thể phân chia thành công việc tác động vào tài sản và công việc không tác động vào tài sản. Công việc tác động về tài sản như gia công, sửa chữa tài sản,…thì sau khi bên có nghĩa vụ thực hiện xong công việc mà bên có quyền không tiếp nhận thì có thể áp dụng tương tự như đối với tài sản. Vì, sau khi công việc hoàn thành, bên có nghĩa vụ cũng đang nắm giữ tài sản thuộc sở hữu của bên có quyền. Với công việc không tác động vào tài sản như cung cấp dịch vụ pháp lý, khám chữa bệnh,…Bên có nghĩa vụ đã hoàn thành giấy tờ, hồ sơ nhưng bên có quyền không đến lấy. Trong trường hợp này, khi bên có nghĩa vụ hoàn thành xong công việc thì nghĩa vụ cũng được xem là hoàn thành. Vì nó không tác động đến tài sản cũng không tạo ra sản phẩm mới, bên có nghĩa vụ đã hoàn thành công việc và không nắm giữ tài  sản của bên có quyền. 

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư