2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Gửi giữ tài sản là một loại giao dịch phổ biến trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Xuất phát từ những nhu cầu, đòi hỏi của thực tế, các chủ thể cùng nhau thực hiện hoạt động gửi giữ rất nhiều. Để điều chỉnh quan hệ giữa các bên pháp luật đã quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản. Điều 554 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản như sau:
“Điều 554. Hợp đồng gửi giữ tài sản
Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công”
Gửi giữ là hành vi của một chủ thể giao tài sản của mình hoặc của người khác cho một chủ thể khác để họ thực hiện việc trông coi, giữ gìn tài sản đó trong một khoảng thời gian nhất định. Hợp đồng gửi giữ tài sản xuất hiện phổ biến trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và ở khắp mọi nơi như trường học, siêu thị, rạp chiếu phim,….Như vậy, hợp đồng gửi giữ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên gửi giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi giữ khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi giữ phải trả tiền công cho bên giữ. Trên thực tế, việc gửi giữ có thể mang tính chất tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau nên tiền công có thể có hoặc không tùy vào từng trường hợp.
Là một hợp đồng dân sự nên hợp đồng gửi giữ cũng xuất phát từ thỏa thuận của các bên. Sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các chủ thể là nguyên tắc cơ bản hình thành nên hợp đồng. Hợp đồng gửi giữ hình thành với sự tham gia của hai bên chủ thể là bên nhận gửi giữ và bên gửi tài sản. Mỗi bên đều có quyền lợi và nghĩa vụ riêng phù hợp với nội dung đã thỏa thuận. Về cơ bản, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gửi giữ được xác định như sau:
-Một là, bên gửi tài sản. Bên gửi tài sản là cá nhân, tổ chức có tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc của chủ thể khác, có nhu cầu được trông coi, bảo quản tài sản trong thời hạn nhất định. Bên gửi tài sản có quyền yêu cầu bên giữ phải bảo quản tài sản và trả lại tài sản khi hết hạn, đồng thời có nghĩa vụ nhận lại tài sản khi hết hạn gửi giữ đã thỏa thuận và trả tiền công cho bên giữ tài sản nếu có thỏa thuận. Nguyên tắc trả tiền công trong hợp đồng của bên gửi tài sản được xác định theo thỏa thuận và bên gửi không phải trả tiền khi rơi vào trường hợp bên giữ không nhận tiền công.
-Hai là, bên nhận gửi giữ. Bên giữ là bên cung cấp dịch vụ gửi giữ tài sản hoặc đồng ý nhận tài sản của các chủ thể khác giúp họ thực hiện việc trông coi tài sản đó. Bên giữ có nghĩa vụ trông coi, bảo quản tài sản gửi và trả lại tài sản đó cho chủ thể gửi khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng. Hoạt động gửi giữ chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, cho nên khi kết thúc thời hạn hợp đồng bên giữ tài sản phải trả lại tài sản cho bên gửi. Bên cạnh đó, bên giữ có quyền yêu cầu bên gửi phải nhận lại tài sản khi hết thời hạn gửi giữ và trả tiền công theo thỏa thuận.
Hợp đồng gửi giữ là thỏa thuận của các bên chủ thể về việc một bên gửi tài sản và một bên nhận giữ tài sản đó, có các đặc điểm sau:
-Một là, hợp đồng gửi giữ là hợp đồng song vụ. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà cả hai bên đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau. Trong hợp đồng gửi giữ, các bên đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng, đối lập với nhau, quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Bên gửi tài sản có quyền yêu cầu bên giữ phải bảo quản tài sản và trả lại tài sản khi hết hạn, đồng thời có nghĩa vụ nhận lại tài sản khi hết hạn gửi giữ đã thỏa thuận và trả tiền công cho bên giữ tài sản nếu có thỏa thuận. Bên giữ có nghĩa vụ trông coi, bảo quản tài sản gửi và trả lại tài sản đó cho chủ thể gửi khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng, đồng thời bên giữ có quyền yêu cầu bên gửi phải nhận lại tài sản khi hết thời hạn gửi giữ và trả tiền công theo thỏa thuận.
-Hai là, hợp đồng gửi giữ có thể có đền bù hoặc không. Tính đền bù của hợp đồng được hiểu là khoản tiền mà bên có nghĩa vụ nhận được khi hoàn thành nghĩa vụ. Đối với hợp đồng gửi giữ, đó là khoản tiền công mà bên gửi tài sản phải trả cho bên giữ tài sản khi hết thời hạn gửi giữ. Do đó, nếu các bên có thỏa thuận về việc bên nhận giữ nhận tiền công thì đó là hợp đồng có đền bù. Thông thường, hợp đồng gửi giữ có đền bù thường phát sinh tại những nơi làm dịch vụ. Theo đó, bên nhận giữ tài sản có đăng ký kinh doanh dịch vụ gửi giữ hoặc được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép làm dịch vụ. Tuy nhiên, trên thực tế việc gửi giữ có thể mang tính chất tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người thân quen, hàng xóm,…nhằm giải quyết khó khăn tạm thời nên hợp đồng không làm phát sinh nghĩa vụ trả tiền công của bên gửi tài sản. Trường hợp hợp đồng gửi giữ thỏa thuận về việc bên giữ không nhận tiền công thì đó là hợp đồng không có đền bù.
Về hình thức: Pháp luật không quy định cụ thể hình thức của hợp đồng gửi giữ nên, theo nguyên tắc chung hợp đồng có thể được xác lập bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi. Tùy vào từng trường hợp mà hợp đồng gửi giữ có thể được xác lập bằng một trong các hình thức trên. Thông thường, đối với những hoạt động gửi giữ tài sản trong đời sống sinh hoạt hàng ngày hợp đồng được xác lập bằng lời nói hoặc hành vi. Còn với hợp đồng tồn tại dưới hình thức văn bản thường áp dụng đối với việc gửi hàng hóa của các tổ chức kinh doanh, sản xuất với số lượng tài sản lớn và giá trị cao.
Về đối tượng: Đối tượng của hợp đồng gửi là tài sản, theo nguyên tắc chung, đó phải là tài sản được tự do lưu thông, không phải tài sản bị cấm giao dịch theo quy định pháp luật. Đối tượng của hợp đồng gửi giữ tài sản có thể là động sản hoặc bất động sản.
Hợp đồng gửi giữ tài sản là một giao dịch dân sự phổ biến, sự phát triển của mạng lưới dịch vụ này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân, giảm bớt tình trạng mất mát và đảm bảo sự an toàn cho tài sản.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh