Hợp đồng là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:11 (GMT+7)

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự

1.Căn cứ pháp lý

Trong quá trình tham gia các quan hệ xã hội, việc các bên thiết lập với nhau những quan hệ mà qua đó, chuyển giao cho nhau những lợi ích vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, có ý nghĩa quan trọng và là một quan hệ tất yếu của đời sống xã hội. Việc chuyển giao đó được hình thành dựa trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất ý chí của các chủ thể. Quan hệ đó được gọi là hợp đồng dân sự. Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về khái niệm hợp đồng dân sự như sau: 

Điều 385. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

2.Nội dung

-Hợp đồng dân sự được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo phương diện khách quan, hợp đồng dân sự là do các quy phạm pháp luật của Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch chuyển các lợi ích vật chất giữa các chủ thể với nhau[1]. Còn theo phương diện chủ quan, hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến một thỏa thuận chung, để cùng nhau làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định.
-Có thể nói hợp đồng là giao dịch phổ biến nhất trong đời sống xã hội và là căn cứ cơ bản làm phát sinh nghĩa vụ. Trên thực tế, hợp đồng tồn tại vô cùng phong phú, đa dạng, có nhiều loại hợp đồng khác nhau như: hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng tặng cho, hợp đồng gửi giữ,...thể hiện dưới những hình thức như văn bản, lời nói, hành vi. Tuy nhiên, trước hết để được công nhận là hợp đồng thì phải thỏa mãn các điều kiện sau:

2.1.Phải có ít nhất hai bên chủ thể

-Khác với hành vi pháp lý đơn phương là sự thể hiện ý chí của một bên chủ thể như di chúc, hứa thưởng, hợp đồng phải có sự thể hiện ý chí của ít nhất hai bên chủ thể. Hợp đồng được xác lập dựa trên cơ sở thỏa thuận của hai bên chủ thể, nhằm chuyển giao cho nhau những lợi ích vật chất nhất định. Do đó, nếu chỉ có ý chí của một bên mà bên kia không chấp nhận, thì không thể hình thành quan hệ để quan đó chuyển giao tài sản hoặc làm một công việc đối với nhau được. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chủ thể tham gia hợp đồng phải là hai bên chủ thể trở lên, chứ không chỉ đơn thuần là hai người. Vì mỗi bên trong quan hệ có thể bao gồm một hoặc nhiều người. Ngoài ra, chủ thể hợp đồng có thể bao gồm ba bên, bốn bên,…được gọi chung là hợp đồng đa phương.

2.2.Phải có sự thống nhất ý chí của các bên

-Quan hệ hợp đồng chỉ được hình thành từ những hành vi có ý chí của chủ thể. C.Mác nói rằng: “Tự chúng, hàng hóa không thể đi đến thị trường và trao đổi với nhau được. Muốn cho những vật đó trao đổi với nhau thì những người giữ chúng phải đối xử với nhau như những người mà ý chí nằm trong các vật đó”[2]. Sự thể hiện ý chí là cơ sở để xác lập giao dịch, tuy nhiên, chỉ thể hiện ý chí thôi không đủ các bên cần đi đến một thống nhất chung. Trên cơ sở “thuận mua vừa bán”, hợp đồng chỉ có thể được hình thành nếu sự thỏa thuận của các bên đạt được đến một thống nhất chung. Tức ý chí của hai bên đã đồng thuận, cùng chấp nhận hậu quả pháp lý sẽ hình thành khi hợp đồng được giao kết.

2.3.Sự thỏa thuận phải có hậu quả pháp lý làm xác lập, thay đổi chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

-Hợp đồng không chỉ đơn thuần là sự thỏa thuận về việc chuyển giao tài sản, thực hiện một công việc nhất định mà còn là sự thỏa thuận để thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Điều đó đồng nghĩa với việc không phải cứ sự thỏa thuận đi đến thống nhất ý chí của các bên thì đều là hợp đồng, ví dụ như thỏa thuận kết hôn, ly hôn; thỏa thuận một cuộc hẹn;…đều không được xem là hợp đồng. Theo đó, chỉ những thỏa thuận có hậu quả pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự mới hình thành nên hợp đồng. Dựa trên nguyên tắc cơ bản của BLDS năm 2015 được quy định tại khoản 2 Điều 3, cụ thể: “2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”. Nhìn chung, đi đến xác lập quan hệ hợp đồng với nhau theo ý chí tự do, tự nguyện của mình, vì vậy, pháp luật tôn trọng và ghi nhận thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt hợp đồng.
Cùng với sự phát triển của xã hội nhu cầu tham gia xác lập hợp đồng ngày càng nhiều. Hợp đồng là cơ sở để thúc đẩy các bên tham gia các quan hệ xã hội nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt trong đời sống hằng ngày. 

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh

[1]Đại học Luật Hà Nội,2017, “Giáo trình luật Dân sự Việt Nam tập I”,Nxb.Công an nhân dân.
[2]Các Mác,1973, “Tư bản”,Nxb.Sự thật

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư