2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Quá trình phát triển của sản xuất gắn liền với sự phát triển của mạng lưới giao thông vận tải. Chức năng của giao thông vận tải không chỉ thỏa mãn nhu cầu di chuyển của nhân dân mà còn là cầu nối giao lưu hàng hóa, tư liệu sản xuất,…giữa vùng này và vùng kia, thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi. Hợp đồng vận chuyển tài sản ra đời là cơ sở pháp lý để điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể trong hợp đồng này. Điều 530 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng vận chuyển tài sản như sau:
“Điều 530. Hợp đồng vận chuyển tài sản
Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển”
Vận chuyển là việc di dời người hoặc tài sản từ địa điểm này đến địa điểm khác với nhiều hình thức và phương tiện vận chuyển khác nhau. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, chủ thể cung cấp dịch vụ vận chuyển tài sản do nhiều loại doanh nghiệp, cá nhân tham gia. Do đó, để Nhà nước có thể nắm bắt, quản lý hoạt động vận chuyển, đồng thời bảo vệ lợi ích của các chủ thể pháp luật đã quy định về hợp đồng vận chuyển tài sản. Theo đó, để thực hiện dịch vụ vận chuyển tài sản các bên phải ký kết hợp đồng. đó là cơ sở pháp lý để điều chỉnh hoạt động của các bên trong quá trình vận chuyển tài sản.
Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển. Dựa vào khái niệm trên, có thể thấy hợp đồng vận chuyển tài sản được xác định bởi các yếu tố sau:
-Một là, hợp đồng xuất phát từ thỏa thuận giữa hai bên là bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển. Sự thỏa thuận giữa các bên được thể hiện ở các nội dung như: phương tiện vận chuyển, thời gian vận chuyển, địa điểm vận chuyển,…Có sự thống nhất về ý chí của các bên, qua đó hình thành nên quyền và nghĩa vụ của các bên.
-Hai là, đây là hợp đồng có đối tượng là công việc phải thực hiện, cụ thể là công việc vận chuyển tài sản đến địa điểm theo thỏa thuận giữa các bên.
Hợp đồng vận chuyển tài sản có sự tham gia của hai bên chủ thể là bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển, họ có thể là cá nhân, tổ chức khác nhau. Mỗi bên thực hiện chwucs năng riêng của mình khi tham gia giao kết hợp đồng.
-Bên vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận giữa các bên. Đồng thời chủ thể này có quyền yêu cầu bên thuê cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến tài sản vận chuyển, và thanh toán cước phí vận chuyển theo quy định.
-Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả tiền cước phí vận chuyển. Bên cạnh đó, bên thuê vận chuyển cũng có quyền yêu cầu bên vận chuyển thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình liên quan trực tiếp đến hoạt động chuyên chở hàng hóa mà các bên đã thỏa thuận như: địa điểm, thời gian vận chuyển, phương tiện vận chuyển, bảo quản tài sản trong quá trình chuyên chở,…
Bên cạnh các chủ thể chính của hợp đồng vận chuyển tài sản, thì hợp đồng này còn có một số chủ thể khác, mặc dù không phải chủ thể của hợp đồng nhưng có lợi ích liên quan đến việc thực hiện hợp đồng đó là bên có quyền. Bên có quyền trong hợp đồng vận chuyển tài sản là người thứ ba được hưởng lợi ích từ hợp đồng vận chuyển được xác lập, hoặc là người được bên thuê vận chuyển ủy quyền tiếp nhận tài sản.
Căn cứ vào quy định của pháp luật về hợp đồng vận chuyển tài sản, có thể thấy hợp đồng này có những đặc điểm pháp lý sau:
-Một là, hợp đồng vận chuyển tài sản là hợp đồng song vụ. Điều này dễ dàng nhận biết khi tham gia hợp đồng vận chuyển, cả bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng đối nhau. Bên vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận giữa các bên. Đồng thời chủ thể này có quyền yêu cầu bên thuê cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến tài sản vận chuyển, và thanh toán cước phí vận chuyển theo quy định. Còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả tiền cước phí vận chuyển. Bên cạnh đó, bên thuê vận chuyển cũng có quyền yêu cầu bên vận chuyển thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình liên quan trực tiếp đến hoạt động chuyên chở hàng hóa mà các bên đã thỏa thuận như: địa điểm, thời gian vận chuyển, phương tiện vận chuyển, bảo quản tài sản trong quá trình chuyên chở,…
-Hai là, hợp đồng vận chuyển tài sản là hợp đồng có đền bù. Hoạt động vận chuyển hàng hóa tồn tại khá phổ biến và đa dạng với nhiều hình thức, phương tiện vận chuyển khác nhau. Phương tiện chuyên chở khác nhau như: xe tải, xe máy, tàu, thuyền, máy bay, tàu hỏa,…trên các loại hình giao thông khác nhau như đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không,…Theo đó, khi chủ thể thuê vận chuyển tùy vào phương tiện, loại hình, hàng hóa, trọng lượng, địa điểm…mà phải trả cho bên vận chuyển một khoản phí nhất định theo thỏa thuận của các bên. Trong hợp đồng vận chuyển, giá cước vận chuyển là lợi ích mà bên vận chuyển hướng đến để chi phí cho việc vận chuyển và tích lũy vốn. Chính giá cước mà bên thuê vận chuyển phải trả đã làm nên tính đền bù của hợp đồng.
-Ba là, hợp đồng vận chuyển tài sản là một loại dịch vụ. Trong cơ chế thị trường, sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hàng hóa là hai yếu tố luôn đi kèm với nhau. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp có một chức năng riêng, việc cùng lúc vừa sản xuất vừa lưu thông hàng hóa không chỉ tốn kém cho doanh nghiệp mà còn khiến cho họ không thể tập trung thực hiện chức năng chính của mình. Vì vậy, sự hình thành và phát triển của dịch vụ vận chuyển hàng hóa có chức năng phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa không làm thay đổi tính chất của hàng hóa, không làm tăng lên hay giảm đi số lượng hàng hóa chuyên chở, mà đơn thuần chỉ là di chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh