2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong cuộc sống hàng ngày, để giải quyết những khó khăn tạm thời về kinh tế, đặc biệt đối với những chủ thể cần vốn để sản xuất, kinh doanh thì hợp đồng vay tài sản là phương tiện pháp lý để thỏa mãn những nhu cầu đó. Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:
“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”
Vay có thể hiểu là hoạt động nhận tiền hay vật gì của người khác để dùng trước với điều kiện sẽ trả tương đương hoặc có thêm tiền lãi. Chủ thể đi vay có nhiều mục đích khác nhau, như tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh,…Quan hệ cho vay được thiết lập bằng hợp đồng. Căn cứ theo quy định của pháp luật thì hợp đồng cho vay là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Hợp đồng cho vay là một hợp đồng phổ biến trên thực tế, được thiết lập hàng ngày, hàng giờ cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội.
Tùy vào thỏa thuận của các bên và tính chất của hợp đồng, mà hợp đồng cho vay được chia làm hai loại là là hợp đồng cho vay không lãi suất và hợp đồng cho vay có lãi suất.
Chủ thể của hợp đồng cho vay bao gồm bên vay và bên cho vay, đó có thể là các tổ chức tín dụng, các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,…bất kỳ chủ thể nào có nhu cầu vay hoặc cho vay đều có thể trở thành chủ thể của hợp đồng cho vay. Theo đó, bên cho vay có nghĩa vụ chuyển giao tài sản cho bên vay, còn bên vay có nghĩa vụ trả tài sản kèm theo lãi suất nếu các bên có thỏa thuận đúng thời hạn, số lượng, chất lất lượng đã xác lập trong hợp đồng cho vay.
Thông thường đối tượng của hợp đồng vay tài sản là tiền, tuy nhiên, trên thực tế, đối tượng của hợp đồng còn có thể là vàng, đá quý, kim khí, thóc, gạo,…Đối tượng của hợp đồng cho vay được chuyển từ bên cho vay sang bên vay làm chủ sở hữu. Khi hết thời hạn vay mà các bên đã thỏa thuận thì bên vay phải trả lại cho bên cho vay đúng tài sản đã vay, số lượng, chất lượng đã thỏa thuận.
Pháp luật không quy định cụ thể hình thức của hợp đồng cho vay, do vậy, hợp đồng có thể được thiết lập bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi. Hợp đồng được xác định bằng miệng khi giá trị của tài sản vay nhỏ, ví dụ: vì có việc gấp mà không kịp rút tiền nên A vay B 1 triệu đồng, trong trường hợp này không nhất thiết phải lập văn bản. Nhưng đối với những hợp đồng có giá trị lớn, thì các bên nên lập văn bản. Bởi nếu xác lập hợp đồng bằng miệng mà có tranh chấp xảy ra thì rất khó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Vì vậy, để bảo đảm tính pháp lý của hợp đồng, các bên có thể lập văn bản và yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận văn bản đó.
Hợp đồng cho vay là hợp đồng tương đối phức tạp, sự phức tạp đó thể hiện ở đặc điểm của hợp đồng, cụ thể:
-Một là, hợp đồng cho vay là hợp đồng đơn vụ. Khoản 2 Điều 402 BLDS năm 2015 quy định: “Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ”. Trong hợp đồng cho vay, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải hoàn trả tài sản đúng với số lượng, chất lượng, khi đến hạn. Bên vay không có quyền đối với bên cho vay. Như vậy, chỉ có bên vay là có nghĩa vụ phải thực hiện với bên cho vay, còn bên cho vay thì không. Tuy nhiên, nếu các bên thỏa thuận về lãi suất cho vay thì bên cho vay phát sinh nghĩa vụ phải chuyển giao tài sản đúng thời hạn đã thỏa thuận. Bởi lãi suất phát sinh kể từ thời điểm các bên thỏa thuận về việc bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên vay. Do đó, nếu bên cho vay không chuyển giao tài sản đúng hạn sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên vay, khi mà lãi suất đã phát sinh trong khi họ vẫn chưa nhận được tài sản trên thực tế.
-Hai là, hợp đồng cho vay là hợp đồng có đền bù hoặc không có đến bù. Tính chất đền bù của hợp đồng cho vay phụ thuộc vào việc hợp đồng đó có lãi suất hay không. Nếu là hợp đồng cho vay không lãi suất thì đây là hợp đồng không đền bù, tức bên cho vay không hưởng bất kỳ lợi ích gì từ hợp đồng. Hợp đồng cho vay không có đền bồi thường phát sinh giữa những người có quan hệ thân thiết, quen biết với nhau,…việc cho vay mang tính chất tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Nếu là hợp đồng cho vay có lãi suất thì đây là hợp đồng có đền bù, bên cho vay được hưởng lợi ích từ phần lãi suất tiền vay phát sinh từ hợp đồng. Lãi suất trong hợp đồng do các bên thỏa thuận, nhưng thông thường là bên cho vay đưa ra và bên vay chỉ có thể đồng ý hoặc không. Hợp đồng cho vay có đền bù thể hiện rõ nhất trong hợp đồng cho vay là chủ thể cho vay là các tổ chức tín dụng.
-Ba là, hợp đồng cho vay là hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản. Hợp đồng cho vay là hợp đồng có mục đích chuyển quyền sở hữu đối với tài sản vay. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản vay được xác định là thời điểm bên vay nhận tài sản đó. Khi trở thành chủ sở hữu, bên vay có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản vay, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện sử dụng tài sản. Ví dụ: Theo quy định của Luật tổ chức tín dụng, bên vay phải sử dụng vốn vay đúng với mục đích đã kê khai với tổ chức tín dụng.
Hợp đồng cho vay là quan hệ phổ biến trong đời sống hàng ngày. Đối với bên vay, hợp đồng cho vay giải quyết những khó khăn về tài chính trước mắt; giúp các doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa; phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, kinh doanh của các cá nhân. Xét ở góc độ vĩ mô, hoạt động cho vay là công cụ giúp Nhà nước thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân. Đối với bên cho vay, đây là thể là hoạt động đầu tư nhằm thu về lãi suất từ việc cho vay.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh