2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Sau thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những vấn đề có liên quan đến di sản và phân chia di sản. Điều 656 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về họp mặt những người thừa kế như sau:
"Điều 656. Họp mặt những người thừa kế
1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.
2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản"
Họp mặt là việc những người thừa kế gặp mặt trực tiếp để cùng nhau thỏa thuận, bàn bạc, thống nhất tất các các vấn đề liên quan đến quản lý di sản và phân chia di sản
Thời điểm họp mặt là sau thời điểm mở thừa kế hoặc sau khi di chúc được công bố. Sau những thời điểm này nhiều vấn đề được ra yêu cầu phải được giải quyết như: cử người quản lý di sản, người phân chia di sản trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định; cách thức phân chia di sản,…đây đều là những vấn đề bắt buộc mà pháp luật quy định đối với thừa kế. Vì vậy ý kiến của những người thừa kế sau thời điểm này là vô cùng cần thiết. Họp mặt tuy là một thủ tục không bắt buộc thể hiện ở chỗ pháp luật quy định những người thừa kế “có thể” họp mặt để thỏa thuận về các vấn đề. Tuy nhiên đây là thủ tục có ý nghĩa quan trọng trong việc thống nhất ý chí của những người thừa kế, tránh tranh chấp trong việc chia di sản sau này. Bởi vì họp mặt là hình thức thỏa thuận để đạt được một ý kiến chung, thống nhất mang lại lợi ích chung cho tất cả các bên.
Căn cứ theo quy định trên, họp mặt những người thừa kế nhằm bàn bạc về các nội dung sau:
Người quản lý, phân chia di sản là những chủ thể không thể thiếu đối với quan hệ pháp luật thừa kế. Kể từ thời điểm mở thừa kế đến khi di sản được chia là một quãng thời gian dài, trong quãng thời gian này tài sản có thể bị mất mát, hư hỏng, người quản lý di sản có trách nhiệm giữ gìn bảo quản di sản, hạn chế sự giảm sút giá trị của di sản. Mặt khác người để lại di sản có thể có rất nhiều di sản tồn tại dưới những hình thức khác nhau: động sản, bất động sản; người để lại di sản cũng có thể có quyền hoặc nghĩa vụ tài sản với người thứ ba. Do đó, cần thiết phải có người chịu trách nhiệm liệt kê tất cả tài sản và xác định người thứ ba mà người để lại di sản có quyền, nghĩa vụ tài sản.
Sau khi di chúc được công bố cũng như khi đã xác định được tổng di sản để lại sau khi đã trừ đi các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí khác, thì sẽ tiến hành chia thừa kế. Việc chia di sản do một chủ thể thực hiện gọi là người phân chia di sản. Người phân chia di sản dựa theo di chúc hoặc nếu không có di chúc, thì dựa trên quy định của pháp luật và thỏa thuận của những người thừa kế tiến hành chia di sản. Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản, tuy nhiên nhất định phải đảm bảo có người phân chia di sản thừa kế để đảm bảo di sản được chia đúng theo quy định, và không bị phân tán di sản thừa kế.
Trong quá trình phân chia di sản có nhiều vấn đề được đặt ra như: phân chia di sản là hiện vật, phân chia di sản theo tỷ lệ,…do đó, những người thừa kế cần phải thỏa thuận về cách thức phân chia di sản trước khi tiến hành chia di sản, tránh làm cho việc chia di sản bị mất thời gian, xảy ra tranh chấp.
Họp mặt là để bàn bạc mọi vấn đề có liên quan đến di sản thừa kế và người hưởng di sản, đây là bước khởi đầu cho quá trình phân chia di sản được diễn ra thuận lợi. Vì vậy, kết quả của thỏa thuận phải được ghi nhận bằng văn bản để đảm bảo tính pháp lý của những thỏa thuận đó. Văn bản này sẽ là căn cứ pháp lý ràng buộc quyền, nghĩa vụ của những người thừa kế với những thỏa thuận của họ liên quan đến việc phân chia di sản. Vì vậy, trong văn bản cần phải có đầy đủ chữ ký của tất cả người thừa kế.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh