Ký quỹ là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:05 (GMT+7)

Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi tiền, kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ

Phát sinh từ biện pháp bảo đảm cầm cố, là biện pháp bảo đảm mà tại đó, bên nhận cầm cố trực tiếp nắm giữ tài sản phòng trường hợp bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ, thì sẽ xử lý tài sản để thay thế. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bên nhận bảo đảm không có điều kiện giữ tài sản, hoặc việc họ giữ tài sản bảo đảm sẽ không an toàn, vì vậy, các bên đã thỏa thuận xác lập biện pháp ký cược. Điều 330 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về biện pháp bảo đảm ký quỹ như sau:

Điều 330. Ký quỹ
1. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.
3. Thủ tục gửi và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật”.

1.Khái niệm

Để nghĩa vụ được bảo đảm có độ an toàn cao, các bên có thể lựa chọn ngân hàng giữa tài sản là đối tượng của biện pháp bảo đảm và là người xử lý tài sản đó, để thanh toán nghĩa vụ cho bên có quyền khi đến thời hạn mà nghĩa vụ không được thực hiện. Theo đó, ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu,…vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của mình. 

2.Nội dung

Hình thức, thủ tục ký quỹ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng. Tùy vào đặc điểm và tính chất hoạt động, mà mỗi tổ chức tín dụng có quy định riêng về thủ tục ký quỹ, nhưng không được trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật. 
Chủ thể của ký quỹ bao gồm ba bên, đó là bên ký quỹ, bên nhận ký quỹ và tổ chức dụng mà bên ký quỹ gửi tài sản ký quỹ. Tuy nhiên, tổ chức tín dụng không tham gia quan hệ với tư cách là bên nhận bảo đảm, mà là bên trung gian giúp các bên thực hiện cơ chế đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Bên ký quỹ là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm, đã gửi một lượng tài sản vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng nhất định. Bên nhận ký quỹ là có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm, theo đó họ là bên được thanh toán, bồi thường thiệt hại từ tài khoản đó, khi bên ký quỹ không thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn. 
Tài sản ký quỹ là tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá.
Với biện pháp ký quỹ, các bên có thể thỏa thuận về việc một bên hoặc cả hai bên mở tài khoản ký quỹ tại ngân hàng, tuy nhiên, các bên không được sử dụng tài khoản đó cho đến khi hợp đồng chấm dứt. Cũng gần như biện pháp đảm bảo cầm cố, tuy nhiên, với ký quỹ bên giữ tài sản bảo đảm không phải bên nhận bảo đảm mà là bên thứ ba là tổ chức dụng. Nếu đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì tổ chức tín dụng nơi ký quỹ, với tư cách là bên có quyền xử lý tài sản sẽ thực hiện thanh toán cho bên được bảo đảm bằng chính tài sản trong tài khoản mà bên ký quỹ đã mở. Nếu có thiệt hại xảy ra cho bên có quyền do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ gây ra, thì tổ chức tín dụng phải thanh toán cả phần thiệt hại đó…Ngoài ra bên ký quỹ còn phải thanh toán cho bên tổ chức tín dụng một khoản chi phí cho việc mở tài khoản ký quỹ. Khoản chi phí này phụ thuộc vào quy định của từng tổ chức tín dụng. Theo nguyên tắc, tài sản trong tài khoản ký quỹ được dùng để thanh toán chi phí dịch vụ cho tổ chức tín dụng trước, sau đó phần còn lại được dùng để thanh toán nghĩa vụ chưa thực hiện và bồi thường thiệt hại (nếu có). 
Các ngành nghề ký quỹ tùy vào quy định của mỗi tổ chức tín dụng, mà một ngành nghề có được ký quỹ hay không, nhưng không được trái với quy định chung của pháp luật. Ví dụ: đối với ngân hàng Techcombank quy định một số ngành nghề ký quỹ như: Ký quỹ để thành lập doanh nghiệp/bổ sung ngành nghề kinh doanh lĩnh vực: Kinh doanh dịch vụ bảo vệ; Kinh doanh dịch vụ đòi nợ; Kinh doanh bất động sản; Kinh doanh tư vấn tư vấn du học; Kinh doanh sản xuất phim; Kiểm toán; Thành lập Sở giao dịch hàng hóa… Thủ tục gửi và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng.

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư