2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Mua trả chậm, trả dần là một phương thức mua bán mang tính chất đặc thù, thể hiện ở phương thức thanh toán tiền của bên mua. Điều 453 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về mua trả chậm, trả dần như sau:
“Điều 453. Mua trả chậm, trả dần
1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”
Thông thường, trong hợp đồng mua bán, khi bên bán chuyển giao tài sản thì bên mua cũng phải thanh toán tiền cho bên bán. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào bên mua cũng đủ khả năng thanh toán toàn bộ tiền cho bên bán trong một lần. Để tạo điều kiện cho bên mua có thể tham gia giao kết hợp đồng mua bán tài sản ngay cả khi không đủ tiền, các bên có thể thỏa thuận về việc mua trả chậm, trả dần. Mua trả chậm là trường hợp bên mua đã nhận tài sản mua bán và phải thanh toán tiền sau một thời hạn nhất định theo thỏa thuận với bên bán. Mua trả dần là trường hợp bên mua được nhận tài sản mua bán và tiền được thanh toán thành nhiều lần trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận với bên bán.
Khác với hợp đồng mua bán thông thường, người mua được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, hoặc thời điểm đăng ký quyền sở hữu, thì trong trường hợp mua trả chậm, trả dần bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản mua trả chậm, trả dần. bên mua chỉ có quyền sở hữu sáu khi đã thanh toán đầy đủ tiền mua. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên bán. Vì, hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ, theo đó, cả hai bên trong quan hệ đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và quyền được yêu cầu bên mua thanh toán tiền hàng. Còn bên mua thì có nghĩa vụ thanh toán tiền cho bên bán và quyền yêu cầu bên bán giao tài sản. Như vậy, trong hình thức mua trả chậm, trả dần bên bán đã hoàn thành nghĩa vụ của mình đáp ứng lợi ích cho bên mua là chuyển giao tài sản mua bán, nhưng bên mua thì chưa thực hiện nghĩa vụ của mình. Do đó, để đảm bảo khả năng thanh toán của bên mua cũng là để bảo vệ lợi ích cho bên bán, pháp luật cho phép bên bán được bảo lưu quyền sở hữu cho đến khi bên mua thanh toán toàn bộ tiền. Tức, bên mua mặc dù được nắm giữ tài sản trên thực tế nhưng quyền sở hữu hợp pháp vẫn thuộc về bên bán. Điều này đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của bên mua trong việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền mua bán.
Hợp đồng mua bán tài sản trả chậm, trả dần phải được lập thành văn bản và ghi rõ thời hạn và phương thanh toán. Khoản 2 Điều 331 BLDS năm 2015 quy định về hình thức của bảo lưu quyền sở hữu như sau: “Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán”. Hình thức đối với hợp đồng mua bán tài sản trả chậm, trả dần được quy định chặt chẽ và yêu cầu cao hơn so với hợp đồng mua bán tài sản thông thường. Hợp đồng mua bán tài sản thông thường có thể được xác lập dưới hình thức văn bản, lời nói, hoặc hành vi. Nhưng khi áp dụng hình thức thanh toán trả chậm, trả dần thì hợp đồng bắt buộc phải được lập bằng văn bản. Bởi lẽ thời hạn của hợp đồng áp dụng phương thức thanh toán này thường kéo dài và phương thức thanh toán phức tạp. Vì vậy, nếu được xác lập thành văn bản thì sẽ có giá trị pháp lý cao hơn, tăng cao giá trị chứng minh của hợp đồng trong trường hợp các bên xảy ra tranh chấp.
Trong thời hạn mua trả chậm, trả dần, mặc dù bên bán bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản, nhưng bên mua vẫn có toàn quyền sử dụng tài sản đó. Bên mua có thể khai thác, sử dụng tài sản để thu về lợi ích cho mình. Quy định này nhằm tạo ra nguồn thu cho bên mua làm cơ sở để thanh toán tiền còn nợ. Cũng chính vì bên mua có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản nên làm phát sinh trách nhiệm của họ trong việc chịu rủi ro đối với tài sản. Quyền và nghĩa vụ của bên mua trong trường hợp này đã được ghi nhận tại Điều 333 BLDS năm 2015 quy định về quyền và nghĩa của bên mua tài sản đối với hình thức bảo lưu quyền sở hữu, cụ thể:
“Điều 333. Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản
1. Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực.
2. Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”
Tuy nhiên, cần phân biệt mua trả chậm, trả dần với mua chịu trên thực tế. Mua chịu áp dụng đối với tất cả các vật bao gồm vật tiêu hao và vật không tiêu hao; trong khi đó mua trả chậm, trả dần chỉ khả dụng với vật không tiêu hao, bởi bên bán có thể đòi lại vật nếu hết thời hạn mà bên mua không thanh toán đầy đủ tiền, nếu đó là vật tiêu hao thì quyền và lợi ích của bên bán sẽ bị ảnh hưởng nghiệm trọng. Bên cạnh đó, người mua chịu trở thành chủ sở hữu của tài sản kể từ thời điểm tài sản được chuyển giao. Còn người mua trả chậm, trả dần chỉ trở thành chủ sở hữu khi đã trả hết tiền cho bên bán. Hình thức của hợp đồng mua chịu tài sản không nhất thiết là văn bản mà có thể được lập dưới hình thức lời nói, hành vi; nhưng hình thức của hợp đồng mua trả chậm, trả dần lại bắt buộc phải lập thành văn bản.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh