2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Điều 673 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:
“Điều 673. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.
2. Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác”.
-Vì hệ thống pháp luật của các quốc gia không giống nhau, nên không tránh khỏi xung đột pháp luật trong quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Do đó, quy định trên tuân thủ theo nguyên tắc chọn luật áp dụng là pháp luật nước nơi mà cá nhân có quốc tịch. Cá nhân là công dân nước nào thì có năng lực pháp luật theo quy định của pháp luật nước đó. Theo khoản 1 Điều 16 BLDS năm 2015, năng lực pháp luật của cá nhân là công dân Việt Nam là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
-Người nước ngoài mà cư trú tại Việt Nam thì có năng lực pháp luật như công dân Việt Nam. Công dân Việt Nam có quyền, nghĩa vụ gì thì, người nước ngoài có quyền, nghĩa vụ đó. Quy định này vừa tạo điều kiện cho người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có quyền như công dân Việt Nam, có thể tự do xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự có lợi cho mình (không vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội). Tuy nhiên cũng ràng buộc họ phải tuân thủ theo pháp luật Việt Nam. Họ có thể có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của nước họ có quốc tịch, nhưng khi cư trú tại Việt Nam họ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật nước mà họ cư trú. Quy định này nhằm bảo vệ hệ thống luật quốc gia, các cá nhân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thì phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
-Như vậy, khi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và cần xem xét đến năng lực pháp luật của cá nhân thì căn cứ vào quy định của Điều 673, nếu không có điều ước quốc tế điều chỉnh. Căn cứ theo quy định trên thì, một cá nhân là công dân Việt Nam khi tham gia vào quan hệ tư pháp quốc tế, dù quan hệ đó xảy ra ở trong hay ngoài Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của họ vẫn được xác định theo quy định pháp luật Việt Nam. Nhưng đối với người nước ngoài tham gia quan hệ dân sự tại Việt Nam thì phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật nơi xảy ra quan hệ, mà không cần căn cứ vào quốc tịch của họ.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh