2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Bảo hành sản phẩm là nghĩa vụ của bên bán phát sinh khi đã chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho bên mua. Điều 446 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ bảo hành sản phẩm như sau:
“Điều 446. Nghĩa vụ bảo hành
Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật”
Bảo hành sản có thể hiểu là cam kết của nhà sản xuất hoặc người bán hàng về việc sửa chữa hoặc thay thế miễn phí trong trường hợp hàng hóa bị hỏng hóc, khuyết tật theo quy định cụ thể về điều kiện bảo hành, và được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định mà bên bán đưa ra. Bảo hành là nghĩa vụ tài sản thuộc về bên bán tài sản. Bảo hành còn là một chiến lược quảng bá, marketing sản phẩm của người bán nhằm thì hút khách hàng. Sự cạnh tranh trên thị trường là điều tất yếu, thông thường, người mua sẽ lựa chọn bên cung cấp hàng hóa có dịch vụ tốt hơn, ngoài việc xem xét chất lượng và giá cả. Cơ sở phát sinh nghĩa vụ bảo hành bao gồm:
-Một là, theo thỏa thuận của các bên. Pháp luật không quy định nghĩa vụ vụ bảo hành của bên bán, có nghĩa trừ một số ngành nghề đặc trưng thì bên bán có thể bảo hành hoặc không. Ví dụ: đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản là lương thực, thực phẩm thì các bên không thể áp dụng nghĩa vụ bảo hành được. Do đó, trên cơ sở tự do, tự nguyện thỏa thuận pháp luật cho phép các bên tự do thỏa thuận về việc bảo hành sản phẩm mua bán. Thông thường, khi giao kết hợp đồng bên bán đã đưa sẵn các quy định về điều kiện bảo hành, những lợi ích mà bên mua được hưởng từ chính sách bảo hành sản phẩm. Theo đó, bên mua chỉ có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận nội dung này, nếu chấp nhận thì xem như bên mua đã có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí với bên bán về điều khoản bảo hành.
-Hai là, theo quy định của pháp luật. Đây là quy định áp dụng với loại tài sản mà chất lượng của nó có thể gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên mua, vì vậy, bên bán phải tuân thủ quy định của pháp luật về các vấn đề bảo hành sản phẩm cũng như thời hạn bảo hành. Trên thực tế, chính sách bảo hành do bên bán đưa ra sao cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình. Quy định của pháp luật chỉ mang tính định hướng chung để các chủ thể dựa tuân theo. Ví dụ: Điều 3 Thông tư số 19/2012/TT-BGTVT ngày 06/06/2012 quy định về bảo hành, bảo dưỡng xe oto của cơ sở sản xuất, thương nhận nhập khẩu xe oto quy định:
“Điều 3. Quy định về bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô của cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu
1. Cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu phải công bố tài liệu về chế độ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô cho người mua, trong đó ghi rõ chế độ bảo hành, bảo dưỡng cho từng loại xe ô tô bán ra thị trường;
2. Địa điểm bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô phải bố trí tại các tỉnh, thành phố, nơi cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu kinh doanh xe ô tô;
3. Cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu có thể thuê các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô đáp ứng yêu cầu quy định để thực hiện dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô;
4. Nội dung bảo hành, bảo dưỡng và chu kỳ bảo dưỡng xe ô tô thực hiện theo quy định của nhà sản xuất xe ô tô;
5. Trường hợp phát hiện xe ô tô nhập khẩu có lỗi kỹ thuật trong quá trình thiết kế chế tạo hoặc vi phạm các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành bắt buộc áp dụng cho đối tượng sản phẩm đó thì thương nhân nhập khẩu phải thực hiện việc triệu hồi sản phẩm bị lỗi kỹ thuật theo quy định tại Chương III của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới”
Căn cứ quy định trên, thời hạn bảo hành được xác định kể từ thời điểm bên mua “phải” nhận vật. Thời điểm mà bên mua phải nhận vật, khác với thời điểm bên mua nhận vật. Hai thời điểm có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau. Thời điểm bên mua phải nhận vật được hiểu là thời điểm bên mua phải thực hiện nghĩa vụ tiếp nhận sự chuyển giao tài sản của bên bán theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Theo nguyên tắc chung về thực hiện nghĩa vụ, thì khi bên bán chuyển giao tài sản theo đúng thời hạn thì bên mua có nghĩa vụ phải tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó. Còn thời điểm bên mua nhận vật là thời điểm bên mua đã nhận tài sản trên thực tế, thời điểm này có thể đúng vào thời điểm đã thỏa thuận hoặc không. Quy định như vậy, thời hạn chuyển giao và nhận tài sản là thời hạn đã được định trước, khi đến thời hạn đó bên bán có nghĩa vụ giao vật còn bên mua có nghĩa vụ tiếp nhận vật. Việc bên mua tiếp nhận vật muộn hơn thời hạn bị xem là vi phạm nghĩa vụ, chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ. Về mặt pháp lý, thì bên mua đã là chủ sở hữu của tài sản tại thời điểm mà nhẽ ra họ phải nhận chuyển giao vật đó từ bên bán, còn bên bán đã hết quyền hạn với tài sản đó, và kéo dài đến hết thời hạn theo thỏa thuận của hai bên hoặc quy định của pháp luật Chính vì vậy, thời hạn bảo hành được tính bắt đầu từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải tiếp nhận vật. Ví dụ: A thỏa thuận mua xe của B, thời hạn nhận xe theo thỏa thuận của hai bên là ngày 16/08/2021. Tuy nhiên, đến ngày 20/08/2021 A mới đến và nhận xe. Ngày 16/08/2021 được xác định là thời điểm mà A có nghĩa vụ phải nhận xe, còn ngày 20/08/2021 là ngày mà A nhận xe trên thực tế. Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật thì thời hạn bảo hành được tính bắt đầu từ ngày 16/08/2021.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh