2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nghĩa vụ là mối liên hệ của hai hay nhiều người với nhau, trong đó các bên phải thực hiện hoặc không được thực hiện một số hành vi nhất định. Nghĩa vụ là một bộ phận không thể tách rời khỏi nội dung của một quan hệ dân sự. Điều 274 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ như sau:
“Điều 274. Nghĩa vụ
Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)”.
Căn cứ vào quy định trên một quan hệ nghĩa vụ bao gồm 03 yếu tố: chủ thể, khách thể và nội dung
Trong quan hệ nghĩa vụ luôn luôn tồn tại hai bên chủ thể là bên mang quyền và bên mang nghĩa vụ. Trong đó, bên mang quyền và bên mang nghĩa vụ có thể là một hoặc nhiều chủ thể, phụ thuộc vào từng quan hệ dân sự nhất định. Chủ thể có thể là cá nhân, pháp nhân, Nhà nước được pháp luật công nhận và được xác định rõ ràng cụ thể trong mọi quan hệ.
-Bên có quyền: là một bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ, trong đó bên có có quyền yêu cầu bên có nghĩa phải thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi nhất định đối với mình. Quyền của chủ thể được pháp luật công nhận và bảo hộ.
-Bên có nghĩa vụ: là mỗi bên trong quan hệ nghĩa vụ, trong đó bên có nghĩa phải thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định với bên có quyền. Nghĩa vụ được đảm bảo thực hiện bằng quy định của pháp luật.
Thông thường, trong quan hệ nghĩa vụ thường có tính chất song vụ. Tức chủ thể vừa là bên có quyền vừa là bên có nghĩa vụ và ngược lại, nghĩa vụ bên này tương ứng với quyền của bên kia. Các bên vừa có quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ nhất định nằm đảm bảo thực hiện quyền của mình, vừa phải thực hiện nghĩa vụ để đảm bảo quyền lợi của bên kia. Tuy nhiên tùy theo tính chất của từng quan hệ mà bên có quyền yêu cầu không phải thực hiện nghĩa vụ, tương tự bên có nghĩa vụ chỉ thực hiện nghĩa vụ mà không có quyền yêu cầu, trường hợp này gọi là quan hệ đơn vụ.
Theo lý luận chung thì khác thể là lợi ích mà các bên chủ thể hướng tới và đạt được. Trong quan hệ nghĩa vụ, các chủ thể tham gia quan hệ thông qua hành vi của mình thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền nhằm hướng đến những lợi ích vật chất, tinh thần mà các bên mong muốn. Căn cứ vào quy định trên, chủ thể mang nghĩa vụ phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không thực hiện công việc nhất định cho chủ thể mang quyền. Trong quan hệ nghĩa vụ, việc một chủ thể hướng tới quyền lợi của chính mình chính là việc hướng tới hành vi thực hiện nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Ví dụ: A cho B vay tiền, A có nghĩa vụ phải chuyển giao số tiền đó cho B. Lợi ích mà B hướng tới trong quan hệ cho vay này là việc được sử dụng số tiền đó để sản xuất, kinh doanh; còn đối với A là thu được khoản lợi từ tiền lãi hàng tháng, để đáp ứng lợi ích của A thì B có nghĩa vụ phải thanh toán tiền lãi hàng tháng cho A.
Khách thể của quan hệ nghĩa vụ là những xử sự của các bên chủ thể mà chỉ thông qua đó, quyền yêu cầu cũng như nghĩa vụ của các bên chủ thể mới được thực hiện[1]. Thông quan các hành vi mà quyền lợi của các chủ thể được thực hiện. Vì vậy, hành vi là cái mà các chủ thể đều hướng tới, là khác thể thể của mọi quan hệ nghĩa vụ. Do đó, hành vi cũng rất đa dạng và phong phú, bao gồm: Hành vi gắn liền với vật, là hành vi gắn liền với một vật nhất định mà nếu không có vật đó thì sẽ không có hành vi, ví dụ như hợp đồng mua bán tài sản; Hành vi không gắn liền với vật, là hành vi mà chỉ cần quan tâm đến hành vi cụ thể của chủ thẻ mà không liên quan đến vật, ví dụ như hợp đồng dịch vụ.
Quan hệ pháp luật dân sự luôn hàm chứa sự thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật tạo ra quyền và nghĩa vụ tương xứng của các bên chủ thể[2]. Trong quan hệ nghĩa vụ việc một bên thực hiện việc chuyển giao quyền, chuyển giao vật,…nhằm mục đích thỏa thỏa mãn nhu cầu của bên còn lại. Như vậy việc bên có nghĩa vụ thực hiện các công việc cụ thể theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật được xác định là nghĩa vụ của bên đó trước bên có quyền. Từ đó, có thể hiểu nội dung là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ. Nội dung của nghĩa vụ bao gồm:
-Quyền yêu cầu: là xử sự mà bên có quyền được phép thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Theo đó, chủ thể có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi nhất định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của mình.
-Nghĩa vụ thực hiện: là xử sự bắt buộc mà bên có nghĩa vụ phải thực hiện theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Theo đó, chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi nhất định nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ thể khác.
Toàn bộ quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ dân sự được đảm bảo thực hiện bằng quy định của pháp luật và các biện pháp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
[1]Trường Đại học luật Hà Nội,(2017),”Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập II”,Nxb.Công an nhân dân
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh