2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Pháp luật quy định về nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích cho bên thuê tài sản. Bởi trong hợp đồng thuê tài sản, bên thuê là bên sử dụng tài sản nhằm phục vụ cho lợi ích của mình. Điều 480 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ sử dụng tài sản đúng công dụng, mục đích như sau:
“Điều 480. Nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích
1. Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
2. Trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. Hợp đồng cho thuê tài sản tạo cơ hội cho chủ thể được sử dụng tài sản nhằm phục vụ cho những lợi ích nhất định với nguồn kinh phí có hạn. Tài sản thuê là tài sản có công dụng phù hợp với lợi ích, mục đích sử dụng của bên thuê tài sản. Có thể hiểu, công dụng tài sản là những tính năng của trình sản nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng của con người. Công dụng của tài sản thường do nhà sản xuất xác định trong quá trình tạo ra sản phẩm và được mô tả chi tiết, cụ thể trong hướng dẫn sử dụng đi kèm. Một tài sản có thể có nhiều công dụng khác nhau, nhưng thông thường mục đích sử dụng tài sản thuê phải phù hợp với công dụng chính của tài sản. Khi thỏa thuận xác lập hợp đồng thuê tài sản, các bên phải ghi nhận mục đích sử dụng tài sản trong nội dung của hợp đồng.
Căn cứ để xác định mục đích thuê là sự thỏa thuận của các bên. Theo đó, mục đích thuê tài sản phải ghi nhận trong hợp đồng thuê tài sản. Nếu các bên không thỏa thuận về mục đích thuê, thì mục đích được xác định theo công dụng chính của tài sản thuê. Theo đó, bên thuê có nghĩa vụ:
-Một là, sử dụng tài sản đúng công dụng. Như đã trình bày ở trên, công dụng của tài sản là những tính năng có thể thỏa mãn một hoặc nhiều lợi ích của người sử dụng. Ví dụ: xe dùng để di chuyển, nhà dùng để ở hoặc kinh doanh, buôn bán,…Mỗi tài sản sinh ra đều có công dụng riêng phù hợp với kết câu, tính chất của nó. Chỉ khi tài sản được sử dụng đúng với tính chất của nó thì tài sản đó mới có thể tồn tại lâu dài, bền vững. Nếu tài sản sử dụng không đúng công dụng thì sẽ rất dễ bị hư hỏng, đồng thời hiệu quả đem lại không cao hoặc thậm chí là không đem lại hiệu quả cho người sử dụng. Sử dụng tài sản đúng với công dụng là nghĩa vụ bảo quản tài sản của bên thuê, phù hợp với nội dung quy định tại Điều 479 BLDS.
-Hai là, sử dụng tài sản đúng mục đích đã thỏa thuận. Khi xác lập hợp đồng thuê tài sản, bên cho thuê dựa trên cơ sở mục đích sử dụng của bên thuê để cung cấp tài sản thuê phù hợp. Vì vậy, chỉ khi sử dụng tài sản thuê đúng mục đích đã ghi nhận trong hợp đồng thì quyền và lợi ích của bên thuê mới được đảm bảo, đồng thời tài sản cũng được sử dụng hợp lý. Ví dụ: A thuê của B một chiếc oto nhằm chở gia đình đi du lịch. Gia đình A chỉ có 03 người nên B đã cung cấp cho A chiếc xe oto 04 chỗ ngồi. Tuy nhiên, sau đó A lại dùng xe này để chở hàng. Trường hợp này, rõ ràng A đã sử dụng tài sản thuê trái với mục đích ban đầu, khiến cho tài sản thuê không phát huy được công dụng của nó. B Như vậy, mục đích sử dụng tài sản thuê chính là căn cứ xác định công dụng của tài sản, mỗi mục đích khác nhau có thể dẫn đến tài sản thuê có công dụng khác nhau. Việc sử dụng tài sản không đúng mục đích không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác công dụng tài sản, mà còn làm sút giá trị của tài sản, gây thiệt hại cho các bên.
Sử dụng tài sản thuê đúng mục đích, công dụng tài sản là nghĩa vụ bắt buộc của chủ thể thuê tài sản, do đó, nếu vi phạm nghĩa vụ này thì bị xem là hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, và bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự. Cụ thể pháp luật quy định hậu quả pháp lý khi không sử dụng đúng công dụng tài sản thuê, không đúng mục đích thỏa thuận thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Không sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích là hành vi gây thiệt hại cho bên cho thuê, khi giá trị của tài sản có thể bị giảm sút. Do đó, để nâng cao ý thức, trách nhiệm của bên thuê tài sản và hạn chế sự vi phạm của bên thuê, pháp luật đã cho phép bên cho thuê được quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại
-Hợp đồng bị đơn phương chấm dứt dẫn đến bên thuê tài sản phải trả tiền thuê tài sản tương ứng với thời gian chiếm hữu, sử dụng tài sản trên thực tế. Thời gian đó được tính kể từ thời điểm bên thuê nhận tài sản trên thực tế đến khi bên cho thuê thu hồi lại tài sản. Bên thuê phải chuyển giao lại tài sản kể từ thời điểm bên cho thuê tuyên bố chấm dứt hợp đồng.
-Nếu việc sử dụng tài sản không đúng với mục đích công dụng tài sản dẫn đến thiệt hại cho bên thuê tài sản, thì bên thuê có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại. Giá trị bồi thường và cách thức bồi thường sẽ được xác định theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh