Nghĩa vụ thông báo khuyết tật của tài sản tặng cho?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:18 (GMT+7)

Bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản tặng cho.

1.Căn cứ pháp lý

Đồng thời với việc tặng tài sản bên, bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản đó. Điều 461 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thông báo khuyết tật của tài sản tặng cho như sau:

Điều 461. Thông báo khuyết tật của tài sản tặng cho
Bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản tặng cho. Trường hợp bên tặng cho biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho; nếu bên tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tặng cho thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”

2.Nội dung

Có thể hiểu khuyết tật của tài sản là những sai sót, chỗ chưa tốt của tài sản khiến cho tài sản không thể sử dụng được hoặc giảm sút giá trị khi sử dụng, khuyết tật của tài sản có thể gây thiệt hại cho người sử dụng. Chính vì vậy, khi tặng cho tài sản bên tặng cho phải thông báo cho bên được tặng biết về khuyết tật đó, để bên được tặng lưu ý khi sử dụng tài sản, tránh việc xảy ra những thiệt hại không đáng có. 
Đây là nghĩa vụ mà bên tặng cho bắt buộc phải thực hiện, việc không thực hiện đúng nghĩa vụ bị xem là hành vi vi phạm nghĩa vụ. Theo nguyên tắc chung, bên vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. Căn cứ vào quy định trên, trách nhiệm của bên tặng cho khi không thông báo cho bên được tặng cho biết về khuyết tật của tài sản được xác định dựa trên cơ sở ý chí của bên tặng cho, cụ thể:
-Một là, nếu bên tặng cho biết về khuyết tật của tài sản mà không thông báo cho bên được tặng cho biết thì phải chịu trách nhiệm bồi thường. Khuyết tật của tài sản tồn tại dưới hình hình thức khác nhau, đó có thể là khuyết tật rõ rệt mà ai cũng thấy, nhưng cũng có thể là khuyết tật ẩn giấu bên trong. Việc sử dụng tài sản bị khuyết tật không chỉ làm giảm hiệu quả của tài sản mà còn có thể gây nên thiệt hại cho người sử dụng. Vì vậy, việc thông báo cho bên được tặng cho biết về khuyết tật của tài sản để họ được biết và sửa chữa, khắc phục khuyết tật đó hoặc có phương thức sử dụng hopwj lý đối với tài sản. Quy định này dựa trên cơ sở xác định lỗi của chủ thể. Trường hợp chủ thể đã biết nhưng không làm được xem là lỗi cố ý gây nên thiệt hại. Do đó, bên nào cố ý gây nên thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên bị thiệt hại.
-Hai là, nếu bên tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản. Đây là trường hợp bên tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản, do đó, họ không thông báo cho bên được tặng cho biết. Bên tặng cho không có lỗi trong trường hợp này, vậy nên, họ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, thông thường đối với những tài sản mà bên tặng cho đã sử dụng thì họ là người nắm rõ nhất về tình trạng của tài sản, vì vậy việc họ không biết về những khuyết tật của tài sản trong trường hợp này thường sẽ không xảy ra. Mà trên thực tế, bên tặng cho chỉ không biết về khuyết tật của tài sản khi tài sản tặng cho là tài sản mới mua. Bên tặng cho có thể mua tài sản và tặng cho bên được tặng cho và họ không biết gì về khuyết tật của tài sản. Trong trường hợp này, nếu có thiệt hại xảy ra với bên được tặng cho thì sẽ phải xem xét đến trách nhiệm của bên bán trong hợp đồng mua bán giữ bên bán và bên mua là bên tặng cho. 
Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích của bên được tặng cho, trong trường hợp bên tặng cho cố ý lợi dụng việc tặng cho tài sản để gây bất lợi, thiệt hại cho họ. 

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư