Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp trong thi hành án dân sự?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:11 (GMT+7)

Điều 173, Điều 174 và Điều 175 Luật thi hành án dân sự quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp trong thi hành án dân sự như thế nào?

Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Căn cứ Điều 173, Điều 174 và Điều 175 Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sau đây gọi là Luật thi hành án dân sự) thì nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp trong thi hành án dân sự được quy định như sau:

Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thi hành án dân sự

Theo Điều 176 Luật thi hành án dân sự, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thi hành án dân sự gồm:

- Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn; giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự.

- Chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.

- Có ý kiến bằng văn bản về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.

- Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh báo cáo công tác thi hành án dân sự ở địa phương; cho ý kiến đối với báo cáo của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp.

- Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh kiểm tra công tác thi hành án ở địa phương; đề nghị cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp kiểm tra công tác thi hành án dân sự ở địa phương.

- Quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác thi hành án dân sự.

- Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kịp thời vi phạm pháp luật về thi hành án dân sự.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thi hành án dân sự

Điều 176 Luật thi hành án dân sự quy định như sau:

“Điểu 176. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thi hành án dân sự

1. Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn; giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự.

2. Chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.

3. Có ý kiến bằng văn bản về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.

4. Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện tự kiểm tra, đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh kiểm tra công tác thi hành án dân sự ở địa phương.

5. Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện báo cáo công tác thi hành án dân sự ở địa phương; cho ý kiến đối với báo cáo của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện trước khi trình Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.

6. Quyết định khen thưởng hoặc có ý kiến đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác thi hành án dân sự.

7. Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kịp thời vi phạm pháp luật về thi hành án dân sự.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thi hành án dân sự

Điều 175 Luật thi hành án dân sự quy định:

“Điểu 175. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thi hành án dân sự

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Chấp hành viên và cơ quan thi hành án dân sự trong việc thông báo thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án, áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án và các nhiệm vụ khác về thi hành án dân sự trên địa bàn.

Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân cấp xã trong thi hành án dân sự được khái quát bao gồm:

- Luật không quy định bắt buộc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tham gia vào công tác này, tuy nhiên trên thực tế, vai trò của ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác này rất quan trọng, khi phối hợp tốt với cơ quan thi hành án dân sự thực hiện tốt công tác này, công tác thi hành sẽ đạt kết quả cao đối với người phải thi hành án tại địa phương.

- Xác nhận trong công tác xác minh: Công tác xác minh đòi hỏi chấp hành viên, cán bộ thi hành án phải đến tận cơ sở tiến hành kiểm tra, xác thực các nguồn thông tin về điều kiện thi hành án. Khoản 4 điều 44 Luật thi hành án dân sự quy định “lập biên bản thể hiện đầy đủ kết quả xác minh có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh”.

- Trong công tác cưỡng chế thi hành án: sự phối hợp của Ủy ban nhân dân xã địa phương nơi tiến hành cưỡng chế bảo đảm cơ quan thi hành án dân sự thực hiện tốt thủ tục luật định, lợi ích của người được thi hành án cũng như bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe các bên và an ninh, chính trị tại địa phương.

- Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với các cơ quan, ban ngành thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thi hành án dân sự nói riêng, các quy định pháp luật có liên quan tới công dân, các tổ chức trên địa bàn. Bên cạnh đó Ủy ban nhân dân cùng với cán bộ cơ quan thi hành án đóng vai trò trọng tài giáo dục, hòa giải giữa người được thi hành án với người phải thi hành án cũng như các bên có liên quan, góp phần đem lại hiệu quả công tác cao, giữ gìn truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng.

- Ngoài ra, để giúp cơ quan thi hành án dân sự hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tùy từng trường hợp cụ thể mà Ủy ban nhân dân cấp xã còn có thể có các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm khác được quy định ở các điều khác trong luật thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thi hành án dân sự

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư