Những hành vi phải tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo hoặc buộc tháo dỡ biển hiệu (P1)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:53 (GMT+7)

Biện pháp khắc phục hậu quả này được áp dụng với từng hành vi cụ thể tại Điều 33, Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau.

Quảng cáo hình thức tuyên truyền được trả phí hoặc không để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin. Khoản 1, Điều 2, Luật Quảng cáo 2012 quy định:

“Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”

Dựa vào thực tế cuộc sống và các quy định liên quan về hình thức quảng cáo, sản phẩm báo, tạp chí in hay biển hiệu đều là hình thức quảng cáo “Thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự”. Các hành vi vi phạm trong Nghị định 38/2021/NĐ-CP áp dụng biện pháp này bao gồm:

1. Vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo (Điều 33)

Các hành vi vi phạm buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trên bao gồm:

  • Quảng cáo thuốc lá;
  • Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;
  • Quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo;
  • Quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành;
  • Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác.
  • Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định;
  • Quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục;
  • Quảng cáo súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.

Với những hành vi này, đây chủ yếu là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sức khỏe con người và pháp luật cấm để hạn chế phổ biến tới nhiều đối tượng hơn. Vì vậy, khi vi phạm thì phải tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi.

2. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo (Điều 34)

Các hành vi vi phạm buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trên bao gồm:

  • Hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
  • Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định
  • Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội;
  • Quảng cáo có tính chất xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật;
  • Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
  • Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ;
  • Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
  • Quảng cáo xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
  • Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác;
  • Quảng cáo có hành động, lời nói, hình ảnh, âm thanh, chữ viết tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em;
  • Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
  • Hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
  • Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ.
  • Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước;
  • Quảng cáo làm phương hại đến chủ quyền quốc gia.

Những hành vi cấm được hiểu là những hành vi mà tổ chức, cá nhân không được phép làm, dưới bất kỳ hình thức nào, ngoại trừ những trường hợp pháp luật quy định khác. Khi vi phạm các hành vi cấm trong quảng cáo đồng nghĩa không được truyền bá rộng rãi đến mọi người, do vậy, vi phạm điều này tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo hoặc buộc tháo dỡ biển hiệu.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư