2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo quy định của Luật Đấu giá tài sản năm 2016, để thực hiện việc bán đấu giá tài sản thông qua tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá phải ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản.
Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản là loại hợp đồng dịch vụ, hợp đồng dịch vụ được định nghĩa theo quy định tại Điều 513 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 513. Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”
Khoản 1 Điều 33 Luật đấu giá tài sản năm 2016 quy định người có tài sản đấu giá ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện việc đấu giá tài sản. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản, được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của Luật đấu giá tài sản.
Trước đây, tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/03/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản đã quy định về loại hợp đồng này với tên gọi “ Hợp đồng bán đấu giá tài sản”. Theo đó, hợp đồng bán đấu giá tài sản được ký kết giữa tổ chức bán đấu giá tài sản và người có tài sản bán đấu giá hoặc người đại diện của người đó.
Việc bổ sung cụ thể tên của hợp đồng trong Luật hiện hành đã thể hiện rõ hơn tính chất “dịch vụ” trong loại hợp đồng này. Đồng thời, hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản, được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và quy định của Luật Đấu giá tài sản.
Khoản 4 Điều 33 Luật đấu giá tài sản năm 2016 quy định:
“Điều 33. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản
4. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá được thực hiện theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, quy định của Luật này, quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Điều 515 và Điều 516 Bộ luật dân sự năm 2015, Khoản 2 Điều 33 Luật đấu giá tài sản năm 2016 quy định về quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá (bên sử dụng dịch vụ đấu giá)
- Nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá
+ Khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức đấu giá tài sản bằng chứng chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc quyền được bán tài sản theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về bằng chứng đó.
+ Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ là tổ chức đấu giá tài sản theo thỏa thuận.
- Quyền của của người có tài sản đấu giá
+ Yêu cầu tổ chức đấu giá tài sản thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
+ Trường hợp tổ chức đấu giá tài sản vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì người có tài sản đấu giá có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản
Khoản 3 Điều 33 Luật đấu giá tài sản năm 2016 quy định tổ chức đấu giá tài sản có nghĩa vụ sau:
“Điều 33. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản
3. Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm kiểm tra thông tin về quyền được bán tài sản do người có tài sản đấu giá cung cấp. Tổ chức đấu giá tài sản không chịu trách nhiệm về giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá, trừ trường hợp tổ chức đấu giá tài sản không thông báo đầy đủ, chính xác cho người tham gia đấu giá những thông tin cần thiết có liên quan đến giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản.
Ngoài ra, với tư cách là bên cung ứng dịch vụ thì tổ chức đấu giá tài sản có các nghĩa vụ và quyền theo Điều 517 và Điều 518 Bộ luật dân sự năm 2015:
+ Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
+ Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.
+ Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc.
+ Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.
+ Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
+ Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.
- Quyền của tổ chức đấu giá tài sản
+Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.
+ Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.
+ Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.
- Ngoài ra, người có tài sản đấu giá hoặc tổ chức đấu giá tài sản có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự trước khi tổ chức đấu giá tài sản nhận hồ sơ tham gia đấu giá của người tham gia đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Người có tài sản đấu giá có quyền hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản khi có một trong các căn cứ sau đây theo khoản 6 Điều 33 Luật đấu giá tài sản năm 2016:
“Điều 33. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản
Người có tài sản đấu giá có quyền hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Tổ chức không có chức năng hoạt động đấu giá tài sản mà tiến hành cuộc đấu giá hoặc cá nhân không phải là đấu giá viên mà điều hành cuộc đấu giá, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện;
b) Tổ chức đấu giá tài sản cố tình cho phép người không đủ điều kiện tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật tham gia đấu giá và trúng đấu giá;
c) Tổ chức đấu giá tài sản có một trong các hành vi: không thực hiện việc niêm yết đấu giá tài sản; không thông báo công khai việc đấu giá tài sản; thực hiện không đúng quy định về bán hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá; cản trở, hạn chế người tham gia đấu giá đăng ký tham gia đấu giá;
d) Tổ chức đấu giá tài sản thông đồng, móc nối với người tham gia đấu giá trong quá trình tổ chức đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
đ) Tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cuộc đấu giá không đúng quy định về hình thức đấu giá, phương thức đấu giá theo Quy chế cuộc đấu giá dẫn đến làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật đấu giá tài sản
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh