2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Phân chia di sản theo pháp luật là một hình thức phân chia di sản thừa kế khi người để lại di sản không lập di chúc. Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phân chia di sản theo pháp luật như sau:
"Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật
1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia"
Phân chia di sản theo pháp luật không phải theo ý chí của người để lại di sản mà theo quy định chung của pháp luật. Trong phân chia di sản theo pháp luật di sản được chia cho những người thừa kế là như nhau, người thừa kế là những người thuộc các hàng thừa kế thứ 1, thứ 2 và thứ 3. Do đó, người thừa kế theo pháp luật chỉ có cá nhân mà không có pháp nhân như thừa kế theo di chúc. Căn cứ vào quy định trên, di sản được chia như sau:
Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật có tính công bằng, người thừa kế cùng một hàng thừa kế thì được hưởng di sản như nhau không phân biệt tuổi tác, giới tính, quan hệ. Điều đó thể hiện tại quy định ở khoản 1 Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể cá nhân đã thành thai trước thời điểm mở thừa kế thì vẫn được hưởng phần di sản bằng với những người thừa kế khác. Tại thời điểm di sản được chia cá nhân còn quá nhỏ không thể chiếm hữu, sử dụng di sản nhưng vẫn có quyền sở hữu di sản, lúc này cha mẹ là người đại diện cho cá nhân sẽ thực hiện chiếm hữu, sử dụng tài sản thay cho cá nhân đó, sau này khi đã có đủ năng lực hành vi dân sự thì cha mẹ phải trao trả lại quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản cho họ. Tuy nhiên cá nhân này chỉ thành người thừa kế có quyền ngang bằng với những người thừa kế khác khi họ phải được thành thai “trước” thời điểm người để lại di sản chết. Vì, người để lại di sản phải biết về sự tồn tại của cá nhân đó và chắc chắn rằng họ sẽ được sinh ra trong tương lai.
Nếu trước khi cá nhân được sinh ra mà chết (chết trong bụng mẹ) thì phần di sản đáng lẽ họ được hưởng sẽ được chia đều cho những người thừa kế còn lại. Năng lực pháp luật dân sự là khả năng của cá nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự, năng lực pháp luật dân sự có từ khi cá nhân được sinh ra, trong đó có quyền thừa kế. Do đó, cá nhân là người thừa kế mà chết sau khi được sinh ra thì vẫn làm phát sinh quyền thừa kế của họ. Theo đó, phần di sản mà cá nhân đó được hưởng thừa kế sẽ thuộc quyền sở hữu của họ và được chia thừa kế cho những người thừa kế theo pháp luật của họ sau khi họ chết đi. Ví dụ: Ông A có vợ là bà B và con trai là anh C, trong khi đó bà B đang mang thai. Ông A gặp tai nạn và qua đời (không để lại di chúc), khi đó di sản của ông được chia đều cho vợ con là bà B, anh C và đứa bé trong bụng bà B. Sau đó bà B sinh đứa bé ra nhưng do sinh non nên đứa bé đã chết ngay sau đó. Lúc này phần di sản mà đứa bé được hưởng từ ông A sẽ được chia thừa kế cho người thừa kế theo pháp luật là bà B. Như vậy chỉ bà B là người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của đứa bé được hưởng toàn bộ di sản. Vì vậy, chỉ có phần di sản người thừa kế thành thai chết trước khi sinh ra mới được chia đều cho những người thừa kế còn lại.
Pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các bên trong quan hệ dân sự. Trong quan hệ thừa kế theo pháp luật cũng vậy. Nếu di sản để lại là tiền mặt thì chia đều như bình thường, tuy nhiên nếu là hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận chọn một trong ba cách sau đây.
-Cách 1: Nếu hiện vật có thể chia đều thì các bên thỏa thuận về việc chia hiện vật. Hiện vật có thể chia là những vật như: xe, nhà, đất,…Những người thừa kế thỏa thuận về việc ai nắm giữ vật nào sao cho hài hòa lợi ích của các bên. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào di sản là vật cũng có đủ để chia đều cho những người thừa kế, do vậy các bên có thể thỏa thuận chọn cách thứ hai.
-Cách 2: Nếu hiện vật không thể chia thì những người thừa kế thỏa thuận định giá di sản, sau đó thỏa thuận chọn một người giữ hiện vật. Theo đó, người nhận di sản phải đưa tiền mặt cho những người thừa kế còn lại tương đương với phần di sản mà họ được hưởng dựa trên giá trị hiện vật. Ví dụ: Di sản để lại là ngôi nhà được định giá là 03 tỷ. Có 3 người thừa kế lần lượt là A, B và C, nếu chia di sản thì ngôi nhà được chia làm 3 phần mỗi phần trị giá 01 tỷ. Tuy nhiên, một ngôi nhà không thể chia là 3 phần được. Lúc này A, B, C thỏa thuận để B nhận ngôi nhà, thì B có nghĩa vụ phải thanh toán cho A và C mỗi người 01 tỷ tiền mặt.
-Cách 3: Nếu các bên không thể thỏa thuận về người nhận di sản thì di sản sẽ được bán sau đó, số tiền bán được sẽ được chia cho các bên. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho những người thừa kế trong trường hợp họ nhận hiện vật nhưng không có đủ tiền mặt để thanh toán cho những người thừa kế còn lại.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh