2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thư viện đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp đỡ, hướng dẫn cho học sinh, sinh viên trong việc tự học, tự nghiên cứu. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thư viện, một cơ quan văn hoá giáo dục ngoài nhà trường.
Có thể nhận định rằng, thư viện là động lực đóng góp vào việc đổi mới giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cũng như góp phần đổi mới phương pháp dạy - học, tạo môi trường tự học và tự nghiên cứu, kích thích sự chủ động của người học. Luật thư viện năm 2019 ban hành ngày 21/11/2019, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2020 đã tạo cơ sở pháp lý để gìn giữ văn hóa thư viện, quản lý hiệu quả về thành lập, hoạt động thư viện; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm, của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thư viện; quản lý nhà nước về thư viện.
Việc cá nhân, tổ chức vi phạm trong hoạt động thư viện sẽ chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền, kèm theo hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả. Trong bài viết dưới đây, là chế tài áp dụng đối với vi phạm quy định về nghĩa vụ của người làm công tác thư viện.
Về điều kiện thành lập thư viện, bao gồm việc Người làm công tác thư viện có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với hoạt động thư viện.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Công bằng là một phạm trù khoa học được nghiên cứu bởi nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau bao gồm cả triết học, chính trị, pháp lý… Công bằng được coi là một hiện tượng xã hội có ý nghĩa khách quan mà con người cần hướng tới trong tư duy, nhận thức và hành động. Chính vì vậy, công bằng vừa là mục đích, vừa là chuẩn mực để đánh giá sự tồn tại, phát triển của cộng đồng, của xã hội loài người. Sự thiết lập công bằng dựa vào ý chí chủ quan, do con người (nhóm, thậm chí là giai cấp) quyết định là duy tâm, là trái quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy.
Người làm công tác thư viện là người thay mặt, đại diện quản lý người sử dụng dịch vụ thư viện. Có nghĩa vụ tạo điều kiện để người sử dụng thư viện tiếp cận, sử dụng tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện; bảo đảm quyền bình đẳng và các quyền khác của người sử dụng thư viện được quy định tại Luật Thư viện năm 2019.
Theo đó, mọi người đều được đối xử bình đẳng về tất cả mọi vấn đề dưới đây mà không bị phân biệt với bất kì chủ thể nào khác.
Vì thế, khi dối xử không công bằng với người sử dụng thư viện với nhau, người làm công tác thư viện sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc chịu mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng
Mục đích của việc đặt ra quy tắc ứng xử nghề nghiệp thư viện là để nâng cao ý thức, trách nhiệm của viên chức ngành Lưu trữ trong thi hành nhiệm vụ, quan hệ xã hội, công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành Tiết kiệm, chống lãng phí. Góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong bảo vệ, bảo quản an toàn và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ của cơ quan, đơn vị và của nhân dân. Và là căn cứ để cơ quan, đơn vị đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của viên chức; xử lý trách nhiệm khi viên chức vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội.
Bộ Nội Vụ ra Quyết định số 916/QĐ-BNV về Ban hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức ngành lưu trữ. Theo đó, những vấn đề chung với quy tắc ứng xử nghề nghiệp thư viện bao gồm:
Việc ứng xử trái với quy tắc ứng xử nghề nghiệp thư viện là vi phạm nghĩa vụ của người làm công tác thư viện. Vì vậy, sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc chịu mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật xử lý vi phạm hành chính
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh