2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nghị định 38/2021/NĐ-CP (Nghị định 38) về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo chính thức có hiệu lực từ ngày 01/06/2020 đã chấm dứt hiệu lực pháp lý của Nghị định 158/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Sự ra đời của Nghị định 38 đã quy định chi tiết những vấn đề về văn hóa, quảng cáo, trong đó, có quy định về hình thức xử phạt chính và các biện pháp khắc phục hậu quả với các hành vi vi phạm quy định về tổ chức lễ hội. Vậy, cụ thể như thế nào sẽ được Luật Hoàng Anh giải đáp trong bài viết dưới đây!
Nội dung:
Điều 14, Nghị định 38/2021/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo quy định về việc xử lý hành vi vi phạm quy định về tổ chức lễ hội. Theo đó, những hành vi bị xử phạt hành chính tương ứng với biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Hình thức xử phạt cảnh cáo với hành vi vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
Cảnh cáo hành chính là hình phạt luôn đứng đầu nhất tương ứng với hình phạt nhẹ nhất, nhắc nhở và khiển trách công khai của pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khi vi phạm liên quan đến các lỗi nhẹ, mang tính chất không nghiêm trọng. Tức là khi vi phạm liên quan đến lĩnh vực này, hành vi đó không gây ảnh hưởng trên diện rộng, với nhiều người và có thể sửa sai được.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
Trong trường hợp vi phạm những hoạt động dưới đây thì người vi phạm bị phạt cảnh cáo, bao gồm:
Thấp hương hoặc đốt vàng mã trong mùa lễ hội là một trong các tập tục phổ biến ở Việt Nam từ xưa đến nay, được lưu truyền và trở thành nét đặc sắc về văn hóa ở mỗi vùng miễn, mỗi dân tộc nói riêng và trên toàn quốc gia nói chung.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, thấp hương và đốt vàng mã thuộc về các yếu tố tâm linh, niềm tin của con người nhưng cần phải có ý bởi ước tính mỗi năm người dân Việt Nam đã đốt hơn 50.000 tấn vàng mã, tiêu tốn khoảng 5000 tỷ đồng. Ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người khi chứa chất độc hại “benzen” – đây là một loại chất độc và chất gây mê, nhẹ thì gây chóng mặt, đau đầu và kích động thần kinh, nặng thì co giật, ảnh hưởng đến hô hấp, gây ra các bệnh về mắt, da và có thể tử vong. Độc hại hơn khi rất nhiều người trong lúc hóa vàng thường bỏ luôn cả dây chun, túi nhựa và các vật phẩm đựng khác vào để đốt cùng, sau đó mang tro hóa vàng ra sông, ao, hồ để rải xuống hoặc để tro bụi bay theo gió, gây ô nhiễm nặng nề cho không khí và nguồn nước. Và nặng hơn là nhiều vụ cháy xảy ra trên cả nước.
Điểm c, Khoản 2, Điều 6, Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về quản lý và tổ chức lễ hội quy định: Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau:… Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường. Để hạn chế vấn đề này, nhằm điều chỉnh ý thức của con người, thì bị phạt cảnh cáo tùy theo tính chất nặng nhẹ của hành vi.
Tâm linh là linh cảm về hiện tượng vô hình có ảnh hưởng đến đời sống con người cảm nhận được qua sống trải nghiệm lâu dài của một cộng đòng người. Khái niệm này nghiêng về tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong đời sống thường nhật cũng như trong tín ngưỡng tôn giáo. Khoản 1, Điều 2, Luật tín ngưỡng tôn giáo quy định Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Có thể thấy rằng, việc nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh là đụng chạm đến tín ngưỡng, trụ cột tinh thần, góc bình an của con người. Một hành động này diễn ra trong một cộng đồng người sẽ gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội cho nên cần đặt ra vấn đề ứng xử có văn hóa và là 1 trong các trách nhiệm của người tham gia lễ hội quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 6, Nghị định 110/2018/NĐ-CP: Không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội.
Văn hóa ăn mặc trong các mùa lễ hội luôn là vấn đề đáng nói trong thời gian gần đây bởi rất nhiều trường hợp người tham gia mặc trang phục không tôn nghiêm, không phù hợp với những nơi du lịch tâm linh hay trong các mùa lễ hội.
Điểm b, Khoản 1, Điều 6, Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định người tham gia lễ hội có trách nhiệm Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Khi vi phạm sẽ chịu hình thức xử phạt chính là cảnh cáo.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật xử lý vi phạm hành chính
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh