Phạt đến 60.000.000 khi vi phạm về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo trong trường hợp sau

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:57 (GMT+7)

Sự ra đời của quảng cáo đóng vai trò to lớn cho đời sống kinh tế xã hội, phát triển nền kinh tế thị trường và đưa lại thu nhập lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi vi phạm vẫn phải chịu phạt tiền với các mức sau đây

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

Sự ra đời của quảng cáo đóng vai trò to lớn cho đời sống kinh tế xã hội, phát triển nền kinh tế thị trường và đưa lại thu nhập lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc quảng cáo chỉ hợp pháp và đưa lại những ưu điểm khi được phép thực hiện các hoạt động mà pháp luật không cấm. Việc làm những điều không được phép làm vô hình chung đã vi phạm pháp luật, vì thế chịu các chế tài được đặt ra, quy định tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề này.

Nội dung:

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Luật sở hữu trí tuệ là luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.

Do đó, với các hành vi vi phạm về:

  • Quyền sở hữu trí tuệ: quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng
  • Quyền tác giả: quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu
  • Quyền liên quan đến quyền tác giả: quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa
  • Quyền sở hữu công nghiệp: quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
  • Quyền đối với giống cây trồng: quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu

Thì chịu mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

b. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

Hình ảnh, lời nói, chữ viết là cách thức biểu thị quan điểm của một chủ thể trước một vấn đề nào đó, nhằm lưu giữ và lan truyền đến mọi người. Đối với quảng cáo, hình thức là một trong những vấn đề quan trọng để người tiêu dùng nhận biết mặt hàng. Khi sử dụng mà chưa được phép của chủ sở hữu, hoặc không thuộc trường hợp pháp luật cho phép sử dụng thì xâm phạm quyền của người đó và chịu tiền theo quy định là từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Vi phạm quy định tại Khoản 8, Điều 8, Luật Quảng cáo năm 2012, giữ nguyên mức phạt với Nghị định 158/2013/NĐ-CP.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng

Đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Quảng cáo xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

Khoản 1, Điều 21, Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

Do đó, việc quảng cáo xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân vi phạm nguyên tắc hiến định, vi phạm quyền con người, quyền cơ bản của công dân được bảo vệ về đời sống riêng tư của mình. Chính vì tính nghiêm trọng, hậu quả của hành vi này có thể tác động đến nhiều yếu tố trên thực tế, vì vậy, mức phạt tiền cũng nằm trong khoảng từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

b. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.

Việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, quy định tại Luật Cạnh tranh năm 2018, theo đó, So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung là hành vi bị cấm.

Quy luật của nền kinh tế thị trường là có cung ắt có cầu và cùng một sản phẩm được sản xuất thì có nhiều bên khác có thể cung cấp được, và chất lượng được đánh giá bởi người tiêu dùng bởi vì họ là đối tượng được tác động chính trên thực tế, tác động đến sự tồn tại của doanh nghiệp và chất lượng của sản phẩm. Vì vậy, không thể có một tiêu chí nào để có thể so sánh được trong cùng một sản phẩm, hàng hóa. Hành vi này vi phạm quy định tại Khoản 10, Điều 8, Luật Quảng cáo năm 2012 và chịu mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

c. Quảng cáo có hành động, lời nói, hình ảnh, âm thanh, chữ viết tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.

Hình ảnh, lời nói, chữ viết là cách thức biểu thị quan điểm của một chủ thể trước một vấn đề nào đó, nhằm lưu giữ và lan truyền đến mọi người. Đối với quảng cáo, hình thức là một trong những vấn đề quan trọng để người tiêu dùng nhận biết mặt hàng.

Trong khi đó, quảng cáo là một trong những thứ mà trẻ em đặc biệt ưa thích bởi âm thanh, video sáng tạo, bắt mắt và thu hút. Đây là đối tượng đang trong giai đoạn phát triển về tư duy và nhân cách, vì vậy, nghiêm cấm mọi hành vi tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em trong đó có cả quảng cáo. Khi vi phạm, chịu mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

d. Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam là một trong những giá trị, nền tảng tư tưởng ăn sâu vào đời sống tinh thần, xã hội, cách cử xử, nếp sống của con người Việt Nam. Dù là quốc gia của 54 dân tộc, của văn hóa đa dạng song đó là những thứ trường tồn tạo nên nhân cách Việt Nam, con người Việt Nam.

Việc quảng các thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục đi lại quan điểm của Nhà nước, bộ phận cộng đồng dân cư và chịu mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật xử lý vi phạm hành chính

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư