2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khoản 1, 2 Điều 2, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định:
Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận.
Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh.y tế
Có thể nhận thấy rằng, ở mọi thời đại, con người luôn là vốn quý nhất và là trung tâm của xã hội, là nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Con người là thực thể có sự kết hợp giữa thể lực và trí tuệ. Trong đó thể lực là cơ sở, điều kiện để phát huy trí tuệ. Thế nên việc chăm sóc thể lực cho con người là thật sự cần thiết, luôn cần được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Chỉ có y tế mới có thể đảm bảo được sức khỏe của con người, làm cho cuộc sống chúng ta trở nên an toàn và chất lượng hơn, điều này thể hiện vai trò của khám bệnh, chữa bệnh trên thực tế và rất nhiều cơ sở y tế ra đời để cung cấp dịch vụ nói trên, đảm bảo tốt hơn trong tiến trình phát triển của cuộc sống hiện đại. Và một trong các cách làm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh biết đến nhiều hơn là có sự góp mặt của hoạt động quảng cáo. Tuy nhiên, khi vi phạm các chế tài hành chính phải chịu quy định tại Điều 56, Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thiếu nội dung về phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.
Đây là một ngành nghề đặc thù, không phải mọi đối tượng trong xã hội đều có thể thực hiện được mà phải dựa vào phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề là các kỹ thuật chuyên môn mà người hành nghề được thực hiện theo quy định.
- Phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề là bác sỹ:
- Phạm vi hoạt động chuyên môn của bác sĩ y học dự phòng: được khám, phát hiện và xử trí các bệnh thông thường; xử trí ban đầu một số trường hợp cấp cứu tại cộng đồng.
- Phạm vi hoạt động chuyên môn của y sỹ: Người hành nghề là y sỹ tại tuyến xã được phép tham gia sơ cứu ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sỹ, bác sỹ y học dự phòng, y sỹ.
- Phạm vi hoạt động chuyên môn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên: Người hành nghề là điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên được thực hiện phạm vi hoạt động chuyên môn tương ứng quy định tại Thông tư số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.
Như vậy, nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải phù hợp với Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh việc không chỉ rõ được hoạt động chuyên môn có thể gây nhầm lẫn cho người có nhu cầu khám, chữa bệnh và hành vi này khi vi phạm thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, giữ nguyên so với Nghị định 158/2013/NĐ-CP. Như vậy, để được quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có các nội dung sau đây:
Đối với một trong các hành vi sau đây:
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và kỹ thuật chuẩn đoán di truyền trước khi sinh như kỹ thuật chẩn đoán di truyền trước chuyển phôi (Pre - implantation Genetic Diagnosis - PGD), kỹ thuật chọc ối, sinh thiết gai rau, lấy máu tĩnh mạch mẹ để xác định bệnh lý liên quan đến di truyền v.v… ngày càng được ứng dụng phổ biến với mục đích chẩn đoán những bất thường về di truyền nhằm cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Bên cạnh lợi ích về chẩn đoán và loại bỏ các phôi, thai bất thường về di truyền ngay từ rất sớm thì kỹ thuật chẩn đoán di truyền trước sinh cũng có thể bị lạm dụng để xác định giới tính nhằm loại bỏ những phôi, thai vì lý do lựa chọn giới tính mà không phải vì lý do bệnh lý.
Để hạn chế các yếu tố tác động làm mất cân bằng giới tính khi sinh, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi lựa chọn giới tính phôi, thai nhi, bao gồm:
Như vậy, việc quảng cáo chẩn đoán, lựa chọn giới tính phôi, thai nhi là hành vi bị cấm trên thực tế mà không cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào được phép thực hiện để ngăn chặn việc phân biệt giới tính và đảm bảo cân bằng, bình đẳng giới, quyền được sống của con người trong xã hội. Việc vi phạm quy định này chịu mức tiền phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Điểm mới của Nghị định 38/2021/NĐ-CP khi Nghị định 158/2013/NĐ-CP không quy định vấn đề này.
Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 quy định chỉ được thực hiện khi đảm bảo theo các nguyên tắc:
Như vậy, việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người chỉ là một trong những việc nhà nước khuyến khích cá nhân đủ điều kiện thực hiện và đó là quyền của họ, trên tinh thần tự nguyện mà không một ai, kể cả nhà nước có quyền ép buộc họ làm những điều mà họ không thích bởi không thuộc điều cấm đã quy định trước đó. Cho nên, Khoản 8, Điều 11, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 cấm Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
Khi vi phạm điều này, chủ thể, cá nhân phải chịu mức tiền phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, giữ nguyên so với quy định tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP.
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.
Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.
Như vậy, có thể nói, giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là những cơ sở để cho họ tổ chức hoạt động hợp pháp trên thực tế, hiện thực hóa vai trò của y tế là đảm bảo được sức khỏe của con người, làm cho cuộc sống chúng ta trở nên an toàn và chất lượng hơn, điều này thể hiện vai trò của khám bệnh, chữa bệnh trên thực tế và rất nhiều cơ sở y tế ra đời để cung cấp dịch vụ nói trên, đảm bảo tốt hơn trong tiến trình phát triển của cuộc sống hiện đại.
Hành vi này khi vi phạm chịu mức tiền phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, điểm mới của Nghị định 38/2021/NĐ-CP so với Nghị định 158/2013/NĐ-CP khi trước đó không quy định.
Hình thức xử phạt bổ sung là hình thức xử phạt được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính đối với những hành vi nhất định nhằm tăng cường, củng cố tác dụng của hình thức xử phạt chính. Nếu cá nhân, tổ chức không bị áp dụng hình thức xử phạt chính thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với họ. Khi vi phạm quy định về quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự, hình thức xử phạt bổ sung quy định là tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có thời hạn:
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.
Trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt thu giữ, bảo quản giấy phép, chứng chỉ hành nghề và thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó biết. Khi hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt giao lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho cá nhân, tổ chức đã bị tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.
Biện pháp khắc phục hậu quả được hiểu là hình thức cưỡng chế do Nhà nước tiến hành, buộc người có hành vi vi phạm hành chính phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nhất định nhằm hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra. Trong đó, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm là một trong những biện pháp chung quy định trong xử phạt vi phạm hành chính nhằm khắc phục lỗi của chủ thể.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện là một trong những biện pháp được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Các hành vi sau ngoài việc chịu mức phạt tiền theo Điều 56, Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì không được quảng cáo những sản phẩm này:
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh