2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nghị định 38/2021/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo chính thức có hiệu lực từ ngày 01/06/2020 đã quy định chi tiết những hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả với từng hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Trong đó có những quy định cụ thể, chi tiết về chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trong mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Để làm rõ vấn đề này, Luật Hoàng Anh sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây!
Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử. Giá trị của di tích nằm ở thời gian tồn tại và những chi tiết, đặc thù riêng biệt mà ông cha thời quá khứ làm nên. Do đó, việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích là một trong những hoạt động đặc thù cần có những hiểu biết nhất định nếu không dẫn đến việc hư hỏng và mất đi tính chất có sẵn của nó.
Hình thức xử phạt chính là hình thức xử phạt được áp dụng cho mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính mà không phụ thuộc vào hình thức xử phạt khác (hình thức xử phạt bổ sung) trong hệ thống hình thức xử phạt. Bao gồm cảnh cáo và phạt tiền. Đối với các hành vi vi phạm quy định về về chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, hình thức xử phạt chính là phạt tiền, nhằm tước bỏ một khoản tiền nhất định của cá nhân, tổ chức vi phạm đó để sung công quỹ nhà nước, tác động trực tiếp đến lợi ích vật chất, kinh tế của cá nhân, tổ chức vi phạm, gây cho họ hậu quả bất lợi về tài sản. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng áp dụng với hành vi sau:
Một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch di tích, dự án tu bổ di tích quy định tại Khoản 5, Điều 3, Nghị định 166/2018/NĐ-CP là tổ chức, cá nhân tham gia lập nhiệm vụ quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (sau đây gọi là nhiệm vụ lập quy hoạch di tích), lập quy hoạch di tích, lập dự án tu bổ di tích, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích phải có đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và xây dựng.
Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích bao gồm:
- Giấy chứng nhận hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích:
- Giấy chứng nhận hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích:
- Giấy chứng nhận hành nghề thi công tu bổ di tích:
- Giấy chứng nhận hành nghề tư vấn giám sát thi công tu bổ di tích:
Sau khi đáp ứng quy định trên, Tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận hành nghề nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao nơi tổ chức hành nghề tu bổ di tích có trụ sở trên địa bàn. Hồ sơ cấp 01 bộ gồm:
Như vậy, có thể hiểu rằng, hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích là có sự chênh lệch giữa điều kiện thực tế của cá nhân, tổ chức với thông tin được cung cấp ở những giấy tờ trên. Hành vi này khi vi phạm thì chịu mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật xử lý vi phạm hành chính
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh