2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nghị định 38/2021/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo chính thức có hiệu lực từ ngày 01/06/2020 đã quy định chi tiết những hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả với từng hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Trong đó có những quy định cụ thể, chi tiết về bảo vệ di sản văn hóa trong mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Để làm rõ vấn đề này, Luật Hoàng Anh sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây!
Di sản văn hóa được hiểu nôm na là các sản phẩm bao gồm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử – văn hóa – khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Di sản là những “báu vật” được thiên nhiên ban tặng, là thành quả lao động sáng tạo và giữ gìn của ông cha ta trong suốt nhiều thế kỷ. Luật Di sản văn hóa năm 2001 quy định Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, theo đó:
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Có thể nói di sản văn hóa là một trong những vấn đề quan trọng trong việc gìn giữ bản sắc dân tộc cũng như phát triển du lịch hiện nay, đặt ra yêu cầu, đòi hỏi Nhà nước phải tiến hành các hoạt động bảo vệ bằng quyền lực của mình, trong đó nổi bật lên biện pháp xử phạt hành chính với cá nhân, tổ chức khi vi phạm.
Đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa quy định tại Điều 20, Nghị định 38/2021/NĐ-CP, hình thức xử phạt chính là phạt tiền, nhằm tước bỏ một khoản tiền nhất định của cá nhân, tổ chức vi phạm đó để sung công quỹ nhà nước, tác động trực tiếp đến lợi ích vật chất, kinh tế của cá nhân, tổ chức vi phạm, gây cho họ hậu quả bất lợi về tài sản. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng áp dụng với hành vi sau:
Đối với một trong các hành vi sau đây:
Bảo vật quốc gia là một trong những di sản văn hóa vật thể, là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học. Để đảm bảo tính hợp pháp cũng như giá trị để truyền bá đến công chúng thì di vật, cổ vật phải được giám định tại cơ sở giám định cổ vật trước khi đăng ký. Cơ sở giám định cổ vật chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả giám định của mình. Vì vậy, việc đăng ký bảo vệ quốc gia là quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, khi không đăng ký bảo vật quốc gia với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thay đổi chủ sở hữu bảo vật quốc gia thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa hoặc giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hoặc giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là một trong các chứng nhận, văn bản pháp lý hợp pháp mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các di sản văn hóa, một mặt thể hiện giá trị lịch sự của nó, mặt còn lại thì tạo niềm tin và thu hút với người du lịch. Vì thế, nó chỉ có giá trị khi giữ nguyên vẹn mà không có sự tác động bên ngoài vào. Với hành vi này, cá nhân, tổ chức vi phạm bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đối với một trong các hành vi sau đây:
Giấy phép đối với bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là sự cho phép của cơ quan nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện làm bản sao. Khi không được cho phép mà thực hiện đồng nghĩa với việc làm những việc mà pháp luật không cho phép làm. Do đó, với hành vi này, chịu mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh là một trong các hành vi bị cấm tại Điều 13, Luật Di sản văn hóa năm 2001. Việc phổ biến và thực hành sai lệch nội dung có thể hiểu như sau:
- Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích.
- Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.
Khi những cá nhân, tổ chức phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể, cụ thể là thông qua 02 hành vi ở trên thì chịu mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Tương tự hành vi ở trên, đưa vào những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể cũng là một điều cấm trong Luật Di sản văn hóa năm 2001. Những yếu tố mới đưa vào thường phải được thẩm định, kiểm tra kỹ càng bởi không phải yếu tố nào cũng phù hợp với giá trị của di sản văn hóa. Trường hợp đưa nhưng phù hợp thì có thể không có vấn đề gì xảy ra nhưng nếu như không trùng khớp thì lại gặp sự phản ánh lớn của cộng đồng.
Vì vậy, hành vi này chịu mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật xử lý vi phạm hành chính
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh