2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nghị định 38/2021/NĐ-CP (Nghị định 38) về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo chính thức có hiệu lực từ ngày 01/06/2020 đã chấm dứt hiệu lực pháp lý của Nghị định 158/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Sự ra đời của Nghị định 38 đã quy định chi tiết những hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả với từng hành vi vi phạm, trong đó có lĩnh vực triển lãm. Để làm rõ vấn đề này, Luật Hoàng Anh sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây!
Triển lãm là việc tổ chức trưng bày tác phẩm, hiện vật, tài liệu tập trung trong một thời gian, tại một không gian nhất định theo các hình thức khác nhau, bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau nhằm mục đích giới thiệu, công bố, phổ biến trong xã hội, cộng đồng. Đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động triển lãm, quy định tại Điều 19, Nghị định 38/2021/NĐ-CP, hình thức xử phạt chính là phạt tiền, nhằm tước bỏ một khoản tiền nhất định của cá nhân, tổ chức vi phạm đó để sung công quỹ nhà nước. Với tư cách là hình thức xử phạt thì phạt tiền được áp dụng cho mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính mà không phụ thuộc vào hình thức xử phạt khác (hình thức xử phạt bổ sung) trong hệ thống hình thức xử phạt.
Đối với hành vi vi phạm cụ thể, luật có thể quy định một hoặc nhiều khung hình phạt chính khác nhau. Trong mỗi khung hình phạt, luật có thể quy định một hoặc nhiều loại hình phạt chính. Nhưng khi áp dụng, mỗi hành vi vi phạm chỉ được áp dụng một hình thức xử phạt chính, có thể kèm theo các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đi kèm. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi vi phạm quy định về hoạt động triển lãm sau:
Đối với một trong các hành vi sau đây:
Khác với quy định về thực hiện hoạt động triển lãm tại Việt Nam mà không có giấy phép, nhận mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng thì hành vi đưa tác phẩm, hiện vật, tài liệu ra nước ngoài triển lãm mà không có giấy phép lại chịu mức phạt tiền cao hơn, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Xuất phát từ sự khác biệt về phạm vi hoạt động triển lãm, một bên giữa lãnh thổ Việt Nam, chịu sử quản lý của Nhà nước Việt Nam và bên còn lại lại nằm ngoài sự kiểm soát đó và không phải khi nào cũng quản lý tốt nếu tổ chức, cá nhân thực hiện không xin giấy phép trước khi hoạt động. Điều này cho thấy tính nguy hiểm và mức độ nghiêm trọng của hành vi và phải chịu mức phạt tiền hành chính như trên.
Cụ thể là nội dung vi phạm quy định về nếp sống văn minh, tuyên truyền bạo lực, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội gây hại cho sức khỏe, hủy hoại môi trường sinh thái.
Trong đời sống của người Việt Nam, từ xa xưa đến nay, các nội dung vi phạm quy định về nếp sống văn minh, tuyên truyền bạo lực, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội gây hại cho sức khỏe, hủy hoại môi trường sinh thái đều được Nhà nước nỗ lực xóa bỏ, hạn chế và ngăn chặn, tránh sự lưu truyền trên thực tế.
Trong khi đó, mục đích của hoạt động triển lãm bao giờ cũng để quảng bá, giới thiệu rộng rãi sản phẩm, tinh hoa nghệ thuật tới công chúng. Nếu để các tác phẩm triển lãm có nội dung trên được quảng bá, đồng nghĩa với việc cổ súy, tiếp tay cho các hoạt động vi phạm pháp luật, đi ngược lại phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội của nước ta. Vì vậy, đối với hành vi này, khi vi phạm thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Bí mật được hiểu là việc che giống thông tin, không muốn công chúng, cộng đồng biết đến rộng rãi. Đối với các cá nhân, tổ chức khi tiến hành kinh doanh, bí mật ở đây còn có thể tồn tại dưới hình thức “bí mật kinh doanh” được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ.
Khi triển lãm tác phẩm, hiện vật, tài liệu có nội dung tiết lộ bí mật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà không được sự đồng ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó tức là xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong kinh doanh, quy định tại Khoản 4, Điều 7, Nghị định 23/2019 về “Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chịu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động triển lãm” và điểm b, Khoản 1, Điều 8, Nghị định 23/2019/NĐ-CP. Việc vi phạm chịu mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Đối với hành vi triển lãm tác phẩm, hiện vật, tài liệu có nội dung xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa; xâm hại uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
Trong 05 hành vi cấm đối với nội dung khi triển lãm bao gồm việc cấm triệt để với việc xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa; vu khống, xâm hại uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Điều này hiểu một cách đơn giản rằng, pháp luật cấm tức là không cho phép được thực hiện trên thực tế, việc vi phạm là không tuân thủ pháp luật, sẽ chịu mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên đây không áp dụng với các hành vi sau:
Triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh.
Các triển lãm xuất bản phẩm, bảo vật, cổ vật; triển lãm thuộc hệ thống bảo tàng.
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội quốc gia thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội của địa phương thực hiện theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
Hoạt động trưng bày tác phẩm, hiện vật, tài liệu thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân tại trụ sở của tổ chức hoặc tại nhà riêng của cá nhân trong các hoạt động mang tính chất nội bộ.
Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm quy định về hoạt động triển lãm.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật xử lý vi phạm hành chính
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh