2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khoản 1, Điều 2, Luật Trồng trọt năm 2018 quy định: Trồng trọt là ngành kinh tế - kỹ thuật trong nông nghiệp có liên quan đến việc gieo trồng cây nông nghiệp, cây cảnh và nấm ăn để phục vụ mục đích của con người.
Trong quá trình canh tác, đất bị mất đi một lượng dinh dưỡng rất lớn do bị tác động bởi các yếu tự nhiên: rửa trôi, nhiệt độ, xói mòn, thời tiết…đặc biệt một lượng lớn dinh dưỡng trong đất bị cây trồng lấy đi để phục vụ quá trình phát triển của cây. Cách tốt nhất để bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng là bón sử dụng các loại phân bón. Phân bón cung cấp dinh dưỡng, chất hữu cơ, các vi sinh vật có lợi cho đất, cải tạo đất hiệu quả, tăng độ phì nhiêu của đất. Như vậy, việc bón phân hợp lý cho cây trồng vừa nhằm đạt năng suất cây trồng cao thỏa đáng với chất lượng tốt, hiệu quả sản xuất cao, đồng thời để ổn định và bảo vệ đất trồng trọt.
Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp chú trọng đến việc tìm kiếm các loại phân bón phù hợp cho cuộc sống do đó, quảng cáo phân bón ra đời đáp ứng nhu cầu này tuy nhiên phải đảm báo các quy định pháp luật có liên quan. Với các hành vi vi phạm thì chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả như Điều 59, Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Đối với hành vi quảng cáo phân bón không đúng với nội dung ghi trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam là một trong các chứng nhận do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục bảo vệ thực vật cấp cho cơ quan, tổ chức có nhu cầu xin cấp khi đáp ứng điều kiện và nộp hồ sơ đầy đủ. Đây là căn cứ để xác nhận phân bón đảm chất lượng bởi phân bón không bảo đảm chất lượng là phân bón có chỉ tiêu chất lượng, yếu tố hạn chế không phù hợp với Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Nội dung ghi trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam bao gồm các ý chính như sau:
Việc quảng cáo phân bón không đúng với nội dung ghi trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam là biểu hiện của cá nhân, tổ chức có sự không trung thực khi cung cấp thông tin đến người tiêu dùng sản phẩm phân bón bỏi bản chất của quảng cáo là để nhiều đối tượng tiếp cận, tìm kiếm lợi nhuận và duy trì hoạt động của mình. Khi vi phạm, mức phạt tiền phải chịu là từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Điểm mới của Nghị định 38/2021/NĐ-CP khi không quy định về vấn đề này.
Đối với hành vi quảng cáo phân bón mà thiếu một trong các nội dung sau đây:
a. Tên phân bón;
b. Xuất xứ, nguyên liệu trong chế biến;
c. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
Trong quá trình sử dụng một sản phẩm trên thị trường, thông tin cơ bản về sản phẩm là điều mà người tiêu dùng quan tâm, được in trên bao bì và nhãn mác. Đó là những công cụ thiết yếu khi một số công ty từ toàn bộ lĩnh vực trong cuộc sống nói chung và trong hoạt động phân bón nói riêng. Một mặt tăng khả năng nhận diện thương hiệu, tiền bản hiệu, mặt khác quan trọng hơn, nó có thể giúp cải thiện nhu cầu thị trường đối với bất kỳ sản phẩm nào. Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh sẽ truyền đạt giá trị của sản phẩm cho khách hàng
Thông tin phân bón cho phép khách hàng phân biệt từ thương hiệu này sang thương hiệu khác. Bao bì sản phẩm khác với nhãn mác vì nó có thể có màu sắc thương hiệu, chất liệu, biểu tượng, cũng như hình dạng của bao bì, v.v. Tuy nhiên, thông tin sản phẩm ở nhãn sản phẩm không chỉ là thương hiệu và quảng bá sản phẩm mà còn có nhiều thông tin quan trọng hơn mà người tiêu dùng lưu ý khi họ kiểm tra chất lượng.
Thông qua tên phân bón; xuất xứ, nguyên liệu trong chế biến; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, người tiêu dùng biết được nội dung và thành phần của phân bón mà chúng ta đang sử dụng hoặc tiêu thụ, có phù hợp với loại thực vật mình sẽ dùng hay không.
Khoản 2, Điều 11, Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi phải có các nội dung sau đây:
Vì vậy, đối với hành vi này khi vi phạm, mức phạt tiền phải chịu là từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, điểm mới của Nghị định 38/2021/NĐ-CP khi không quy định.
Như đã nói ở trên, quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam là một trong các chứng nhận do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục bảo vệ thực vật cấp cho cơ quan, tổ chức có nhu cầu xin cấp khi đáp ứng điều kiện và nộp hồ sơ đầy đủ. Đây là căn cứ để xác nhận phân bón đảm chất lượng bởi phân bón không bảo đảm chất lượng là phân bón có chỉ tiêu chất lượng, yếu tố hạn chế không phù hợp với Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Do đó, Điểm k, Khoản 4, Điều 20, Luật Quảng cáo năm 2012 quy định: Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.
Khi chưa có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, chưa được Cục Thú y đăng tải các phân bón được phép sử dụng trên thị trường thì chưa đủ điều kiện để quảng cáo sản phẩm đó. Do vậy, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.0000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo phân bón chưa có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
Biện pháp khắc phục hậu quả được hiểu là hình thức cưỡng chế do Nhà nước tiến hành, buộc người có hành vi vi phạm hành chính phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nhất định nhằm hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra. Trong đó, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm là một trong những biện pháp chung quy định trong xử phạt vi phạm hành chính nhằm khắc phục lỗi của chủ thể.
Việc vi phạm quy định về quảng cáo phân bón ngoài mức phạt tiền tối thiểu là 10.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 thì một số hành vi còn phải chịu các biện pháp phục hậu quả bổ sung như sau:
Cải chính thông tin là một trong các biện pháp khắc phục hậu quả tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP trên tinh thần của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Theo đó, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đã được công bố, đưa tin trên chính phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử đã công bố, đưa tin; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện. Biện pháp này áp dụng đối với hành vi sau:
Quảng cáo phân bón không đúng với nội dung ghi trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
Quảng cáo phân bón mà thiếu một trong các nội dung sau đây:
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện là một trong những biện pháp được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Các hành vi sau ngoài việc chịu mức phạt tiền theo Điều 58, Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì không được quảng cáo những sản phẩm này:
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh