2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hợp đồng có thể bao gồm những nội dung dài và phức tạp, khiến các chủ thể không hiểu hoặc hiểu sai ý ý của điều khoản đó. Vì vậy, khi giao kết hợp hợp đồng các bên thường thỏa thuận xác lập thêm phụ lục kèm theo để giải thích, quy định chi tiết các điều khoản của hợp đồng. Điều 403 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về phụ lục hợp đồng như sau:
“Điều 403. Phụ lục hợp đồng
1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi”
-Khi thỏa thuận xác lập hợp đồng, nội dung của hợp đồng có thể bảo có những điều khoản ngắn gọn, rõ ràng nhưng cũng có thể có những nội dung rất dài và phức tạp. Trong khi đó, các điều khoản hợp đồng cần ngắn gọn, dễ hieur, chứa đựng thông tin cần thiết để thực hiện hợp đồng đạt kết quả cao. Vì vậy, phụ lục hình thành để đáp ứng nhu cầu đó. Nội dung của phụ lục nhằm giải thích, quy định chi tiết các điều khoản của hợp đồng.
-Vì phụ lục là một phần của hợp đồng nên hiệu lực của nó phụ thuộc vào hợp đồng. Chính vì là một phần của hợp đồng nên nội dung của nó phải phụ thuộc vào nội dung của hợp đồng, không được trái với nội dung hợp đồng, bị ràng buộc và được thực hiện như các nội dung khác của hợp đồng không thể tách rời.
-Lưu ý rằng phụ lục hợp đồng không phải là hợp đồng phụ. Hợp đồng phụ là hợp đồng riêng biệt, được tách khỏi hợp đồng chính, nó tồn tại song song với hợp đồng chính, có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. Còn phụ lục là một bộ phận của hợp đồng, hiệu lực của nó có giá trị như hợp đồng mà có kèm theo. Nội dung bên trong hợp đồng phải thực hiện theo nội dung quy định cụ thể trong phụ lục, và ngược lại nội dung của phụ lục phải đúng với nội của hợp đồng, không được quy định khác với nội dung hợp đồng. Hợp đồng phụ cũng có thể có phụ lục kèm theo nếu các bên thỏa thuận xác lập.
-Thông thường, phụ lục được xác lập dựa trên nội dung cơ bản của hợp đồng, nhằm giải thích chi tiết các điều khoản khó hiểu của hợp đồng, hoặc quy định các điều khoản thi hành hợp đồng. Do đó, nội dung của phụ lục luôn bám sát với nội dung hợp đồng. Tuy nhiên, có trường hợp các bên vì lý do nào đó mà thỏa thuận xác lập phụ lục có nội dung trái với nội dung cơ bản của hợp đồng. Vì phụ lục là một phần của hợp đồng nên khi nội dung của nó trái với điều khoản cơ bản của hợp đồng thì sẽ không có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, các bên có thể thỏa thuận chấp nhận phụ lục có điều khoản trái với nội dung của hợp đồng thì phụ lục vẫn được pháp luật chấp nhận và coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi. Khoản 2 Điều 401 BLDS năm 2015 quy định sau khi hợp đồng có hiệu lực các bên vẫn có thể thỏa thuận sửa đổi, hủy bỏ nội dung hợp đồng. Vậy nên trường hợp này được xem như các bên thực hiện quyền sửa đổi nội dung hợp đồng mà pháp luật cho phép.
Quy định về phụ lục của hợp đồng để tạo điều kiện cho các bên dễ dàng tham gia các quan hệ giao kết hợp đồng. Việc giải thích chi tiết các điều khoản trong hợp đồng thông qua phụ lục, giúp tránh tranh chấp vì mỗi bên có một cách hiểu khác nhau.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh