2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Để tạo điều kiện thuận lợi, linh hoạt cho các bên tham gia giao kết, thực hiện hợp đồng hợp tác, pháp luật đã quy định về quyền của các thành viên được rút khỏi hợp đồng hợp tác. Việc rút khỏi hợp đồng hợp đồng hợp tác sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng của các thành viên còn lại. Do đó, việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thể thực hiện tự do mà phải thực hiện theo nguyên tắc chung của pháp luật. Điều 510 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên hợp tác như sau:
“Điều 510. Rút khỏi hợp đồng hợp tác
1. Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây:
a) Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác;
b) Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.
2. Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.
Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.
3. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều này thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan”
Rút khỏi hợp đồng hợp tác là hành vi của thành viên hợp tác sau khi đã giao kết hợp đồng hợp tác nhưng không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng, thì có thể rút vốn và không tiếp tục thực hiện công việc hợp tác nữa. Khi một chủ thể rút khỏi hợp đồng thì quyền và nghĩa vụ của chủ thể đó với nhóm hợp tác chấm dứt, các thành viên còn lại tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng như bình thường. Theo đó, quy định của pháp luật về rút khỏi hợp đồng hợp tác bao gồm các nội dung sau:
Việc một thành viên rút khỏi hợp đồng, nhóm hợp tác không chỉ mất đi phần vốn góp của người đó mà công việc người đó đang thực hiện cũng không được tiếp tục thực hiện nữa. Như vậy, việc rút khỏi hợp đồng sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện công việc của các thành viên còn lại, thậm chí có thể khiến cho hoạt động hợp tác không đạt được mục đích nữa. Do đó, chủ thể chỉ được rút khỏi hợp đồng hợp tác trong một các trường hợp sau:
-Một là, theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác. Khi thỏa thuận xác lập hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về điều kiện dẫn đến việc rút khỏi hợp đồng. Thỏa thuận đó phải được ghi nhận trong hợp đồng bởi hợp đồng hợp tác bắt buộc phải lập thành văn bản. Đây là những điều kiện các bên đã dự liệu trước từ thời điểm đàm phán, giao kết hợp đồng, vậy nên, khi chủ thể gặp các điều kiện đó thì có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác.
-Hai là, có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa số thành viên hợp tác đồng ý. Lý do chính đáng là một vấn đề mang tính chất tương đối và được xác định trong từng trường hợp cụ thể. Theo đó, một số lý do chính đáng có thể công nhận như: vấn đề về sức khỏe, thay đổi nơi cư trú khiến cho việc hợp tác không thể tiếp tục thực hiện, hay lầm vào tình trạng phá sản,…Có thể nhận thấy, lý do chính đáng là pháp luật quy định phải là lý do mà có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tham gia, thực hiện công việc hợp tác của chủ thể đó. Tuy nhiên, chỉ có lý do chính đáng thôi chưa đủ để thành viên đó được rút khỏi hợp đồng, mà còn cần có sự đồng ý của hơn một nửa số thành viên còn lại. Sự đồng ý của các thành viên được xem như là cơ sở xác nhận lý do mà thành viên muốn rút là hợp lý và có thật. Bởi, lý do mà chủ thể đưa ra có thể không đủ quan trọng, hoặc quan trọng nhưng trên thực tế không hề xảy ra chuyện đó. Vì vậy, các thành viên còn lại có thể xem xét và quyết định đồng ý hay không. Việc bắt buộc 100% các thành viên còn lại đồng ý là điều khó khăn cho thành viên muốn rút khỏi hợp đồng, thế nên, chỉ cần hơn một nửa thành viên còn lại đồng ý thì yêu cầu rút khỏi hợp đồng sẽ có hiệu lực.
Rút khỏi hợp đồng tức không tiếp tục thực hiện công việc hợp tác cũng như không tiếp tục hưởng lợi ích từ hợp đồng hợp tác nữa. Chủ thể rút khỏi hợp đồng cũng chấm dứt tư cách thành viên của nhóm hợp tác, chấm dứt quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Do đó, thành viên rút có quyền yêu cầu nhận lại tài sản góp ban đầu và quyền được yêu cầu phân chia tài sản trong khối tài sản chung. Tài sản góp của các thành viên được sử dụng vào mục đích thực hiện công việc hợp tác đem lại lợi ích chung, khi thành viên đã rút khỏi hợp đồng thì phần tài sản của họ trong khối tài sản chung phải được trả lại cho họ. Bởi họ không còn quyền và nghĩa vụ gì liên quan đến hợp đồng hợp tác nữa. Trường hợp tài sản phân chia là hiện vật mà việc phân chia sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản đó được định giá thành tiền để chia. Việc định giá tài sản phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên, và dựa trên giá thị trường của tài sản đó. Quy định này nhằm mục đích để cho việc rút vốn được diễn ra thuận lợi mà không ảnh hưởng đến công việc chung.
Mặt khác, thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác phải thanh toán các nghĩa vụ theo phần của nhóm hợp tác đã lập. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác. Tức, họ vấn được hưởng lợi ích từ hợp đồng trong thời hạn thực hiện hợp đồng đến khi rút khỏi hợp đồng. Đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn đó. Việc rút khỏi hợp đồng chỉ làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ sau khi rút, quyền và nghĩa vụ đã phát sinh trước đó vẫn có hiệu lực.
Pháp luật đã quy định các trường hợp mà thành viên được rút khỏi hợp đồng hợp tác, theo đó, nếu thành viên rút khỏi hợp đồng trong một trong hai trường hợp đó thì được xem là hợp pháp và không phải chịu trách nhiệm dân sự. Nhưng nếu thành viên nào trong nhóm hợp tác tự ý rút hợp đồng không thuộc một trong hai trường hợp trên thì bị xem là hành vi vi phạm. Theo nguyên tắc, khi một chủ thể có hành vi vi phạm thì phải chịu trách nhiệm dân sự. Thành viên vi phạm có thể phải tiếp tục thực hiện công việc hợp tác hoặc bồi thường thiệt hại nếu việc tự ý rút khỏi hợp đồng gây thiệt hại cho các thành viên còn lại.
Rút khỏi hợp đồng hợp tác sự linh hoạt của pháp luật, tạo điều kiện cho các thành viên có thể ứng phó với trong trường hợp không thể tiếp tục thực hiện công việc hợp tác được nữa.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh