Quy định về hiệu lực của cầm cố tài sản?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:02 (GMT+7)

Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác

1.Căn cứ pháp lý

Điều 310 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hiệu lực của cầm cố tài sản như sau:

Điều 310. Hiệu lực của cầm cố tài sản
1. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký”.

2.Nội dung

Hợp đồng cầm cố có hiệu lực với các bên trong hợp đồng kể từ thời điểm giao kết, và có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. Dựa trên quy định này pháp luật đã tách biệt thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cầm cố, và thời điểm biện pháp cầm cố có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba. Theo đó, theo nguyên tắc chung thời điểm hợp đồng giao kết là thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết hợp đồng, cũng chính thời điểm đó hợp đồng phát sinh hiệu lực. Còn đối với thời điểm mà biện pháp cầm cố có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba thì, tùy thuộc vào từng loại hình tài sản cầm cố, việc xác định thời điểm có hiệu lực được xác định theo nguyên tắc sau:
-Một là: Nếu tài sản cầm cố là động sản thì thời điểm biện pháp cầm cố phát sinh hiệu lực đối kháng là thời điểm mà bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. Việc nắm giữ tài sản cầm cố là đặc điểm cơ bản của biện pháp cầm cố. Mà động sản là tài sản có thể dễ dàng di chuyển, vậy nên đối với tài sản cầm cố là động sản, chỉ cần bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản thì sẽ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba.
-Hai là: Nếu tài sản cầm cố là bất động sản thì, thời điểm biện pháp cầm cố phát sinh hiệu lực đối kháng là thời điểm kể từ thời điểm đăng ký. Vì, bất động sản là đất và tài sản gắn liền với đất với tính chất không thể dịch chuyển được, là tài sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu, bên nhận bảo đảm cũng không thể nắm giữ tài sản là bất động sản được. Do đó, việc đăng ký biện pháp bảo đảm là cơ sở để xác định tài sản đó đã được cầm cố. Từ đó, xác định được quyền của bên nhận bảo đảm với tài sản đó, tạo thuận lợi cho việc xử tài sản sau này.
Việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cầm cố tài sản có vai trò quan trọng trong việc làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên. Đồng thời, là căn cứ để xác định thời hiệu khởi kiện nếu phát sinh tranh chấp.

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư