2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thừa kế là một chế định quan trọng trong quan hệ pháp luật dân sự. Đặc biệt trong quan hệ tư pháp quốc tế thừa kế đã xuất hiện từ rất lâu, và được xác định là một hiện tượng tất yếu khách quan của giao lưu dân sự quốc tế. Vì vậy, việc xác định pháp luật áp dụng đối với thừa kế trong tư pháp quốc tế vô cùng quan trọng. Điều 680 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thừa kế có yếu tố nước ngoài như sau:
“Điều 680. Thừa kế
1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”
Thừa kế có yếu tố nước ngoài là quan hệ thừa kế có một trong các yếu tố sau: Người để lại di sản hoặc nhận thừa kế là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; di sản thừa kế tồn tại ở nước ngoài; sự kiện chết của người để lại di sản xảy ra ở nước ngoài. Pháp luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài được xác định như sau:
Căn cứ theo khoản 1 thì thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết. Quy định này sử dụng hệ thuộc luật quốc tịch, theo đó quốc tịch của người để lại di sản sẽ là căn cứ để xác định pháp luật của nước nào sẽ điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Các vấn đề mà pháp luật sẽ điều chỉnh trong quan hệ thừa kế là: thời điểm, địa điểm mở thừa kế; xác định hàng thừa kế; quyền và nghĩa vụ của người thừa kế; xác định di sản thừa kế; ai không có quyền thừa kế;….Ví dụ: A là người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, A có các tài sản là động sản và bất động sản tại Việt Nam. Vợ con của A đang sống tại nước ngoài. A gặp tai nạn và qua đời, theo yêu cầu của vợ con A, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ tiến hành thủ tục để phân chia di sản thừa kế này. Theo đó, nguyên tắc phân chia di sản thừa kế (luật nội dung) sẽ được áp dụng theo pháp luật của nước mà A có quốc tịch, còn các thủ tục về hình thức (luật hình thức) sẽ tuân thủ theo quy định pháp luật Việt Nam.
Bất động sản là một tài sản đặc biệt, là đất và những tài sản gắn liền với đất đai, mà đất đai lại là một phần lãnh thổ quốc gia không thể dịch chuyển được, do đó quy định của pháp luật đối với quan hệ thừa kế bất động sản có yếu tố nước ngoài khác biệt hơn. Theo đó, việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo luật của nước nơi có bất động sản đó. Ví dụ: A là công dân nước Anh có một vợ và một con. A làm việc tại Việt Nam nên đã mua một căn hộ tại Việt Nam. A gặp tai nạn và qua đời, di sản mà A để lại có 500 triệu tiền mặt và căn hộ tại Việt Nam trị giá 1 tỷ. Lúc này, nếu chia di sản thừa kế thông thường sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật nước Anh (nơi mà cá nhân có quốc tịch). Tuy nhiên vì di sản thừa kế có bất động sản là căn hộ tọa lạc tại Việt Nam, nên việc thực hiện quyền thừa kế đối với căn hộ này do pháp luật Việt Nam trực tiếp điều chỉnh.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh