Quyền của bên cầm cố là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:03 (GMT+7)

Quyền của bên cầm cố là những gì mà bên cầm cố được phép thực hiện để bảo vệ lợi ích của mình

Quyền của bên cầm cố là những gì mà bên cầm cố được phép thực hiện để bảo vệ lợi ích của mình. Điều 312 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền của bên cầm cố như sau:

Điều 312. Quyền của bên cầm cố
1. Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật này nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
2. Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
3. Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
4. Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật”.

1.Khái niệm

Trong quan hệ cầm cố tài sản, bên cầm cố là bên phải giao tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Thông thường bên cầm cố sẽ đông thời là bên có nghĩa vụ, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác bên cầm cố có thể là bên thứ thứ ba không thuộc các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm.

2.Nội dung

Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy bên cầm cố có quyền theo quy định của pháp luật như sau:
-Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc bị giảm sút giá trị. Trường hợp các bên thỏa thuận về việc bên nhận cầm cố được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng của tài sản cầm cố, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố. Nhưng việc sử dụng tài sản của bên nhận cầm cố làm tài sản có nguy cơ hư hỏng, giảm giá trị hoặc mất mát, thì với tư cách là chủ sở hữu của tài sản, bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố phải chấm dứt việc sử dụng tài sản. Nếu bên nhận cầm cố không chấm dứt hành vi của mình và gây thiệt hại cho tài sản bảo đảm, thì bên nhận cầm cố phải bồi thường thiệt hại.
-Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt. Mục đích của cầm cố tài sản là bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ khi nghĩa vụ chưa được thực hiện xong. Do đó, tài sản cầm cố chỉ bị xử lý khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ, mà bên có nghĩa vụ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã thỏa thuận. Còn trong trường hợp bên có nghĩa vụ đã thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thì bên nhận cầm cố có nghĩa vụ phải giao lại tài sản cầm cố kèm giấy tờ liên quan. 
-Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố. Đặc trưng của cầm cố tài sản là bên nhận cầm cố thực hiện nắm giữ tài sản cho đến khi bên có nghĩa vụ thực hiện xong nghĩa vụ được bảo đảm. Trong quá trình nắm giữ tài sản, bên nhận cầm cố có nghĩa vụ phải giữ gìn, bảo quản tài sản cầm cố, vì thực chất tài sản vẫn thuộc sở hữu của bên cầm cố. Do đó, nếu tài sản cầm cố bị hư hỏng, mất mát, bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại. Quy định này nhằm ràng buộc trách nhiệm của bên nhận cầm cố trong việc đảm bảo, giữ gìn tài sản thuộc sở hữu của người khác. Đồng thời, bảo vệ quyền lợi của bên cầm cố, tránh việc gây thiệt hại cho họ và tài sản.
-Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật. Thời hạn cầm cố phụ thuộc vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, khi nghĩa vụ chưa được thực hiện thì biện pháp bảo đảm vẫn có hiệu lực. Tuy nhiên, trong thời hạn biện pháp bảo đảm đang có hiệu lực, tài sản bảo đảm vẫn thuộc sở hữu của bên cầm cố. Do đó, bên cầm cố có quyền bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý. Theo đó, nếu bên nhận bảo đảm đồng ý thì nghĩa vụ được bảo đảm sẽ trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm, hoặc bên cầm cố có thể thay thế một tài sản bảo đảm khác. Điều 32 nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự năm 2015 về xử lý tài sản bảo đảm, quy định về bán, thay đổi, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố như sau:

Điều 32. Bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố
Trường hợp bên nhận cầm cố đồng ý hoặc luật khác liên quan có quy định về việc bên cầm cố được bán, được thay thế, được trao đổi hoặc được tặng cho tài sản cầm cố thì biện pháp cầm cố chấm dứt kể từ thời điểm bên mua tài sản, bên nhận thay thế tài sản, bên nhận tặng cho tài sản xác lập quyền sở hữu đối với tài sản cầm cố theo quy định tại Điều 161 của Bộ luật Dân sự”

Quyền của bên bảo đảm gắn liền với tài sản cầm cố, trên thực tế, không phải lúc nào tài sản cầm cố cũng bị xử lý để bảo đảm cho nghĩa vụ chưa thực hiện. Do đó, quy định về quyền của bên cầm cố không chỉ bảo vệ lợi ích của bên cầm cầm mà còn, ràng buộc trách nhiệm của bên nhận cầm cố trong việc tôn trọng, giữ gìn tài sản bảo đảm. 

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư