2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Điều 332 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền đòi lại tài sản như sau:
“Điều 332. Quyền đòi lại tài sản
Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại”
-Căn cứ vào quy định trên có thể thấy quyền đòi lại tài sản là quyền của bên bán, đòi lại tài sản từ bên mua nếu bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Trong quan hệ mua bán tài sản không phải lúc nào các bên cũng đủ điều kiện để “mua đứt bán đoạn”, mà trong một số trường hợp các bên có thể thỏa thuận về việc “mua chậm trả dần”. Trong quan hệ mua bán theo hình thức mua chậm trả dần, bên mua được chiếm hữu, sử dụng tài sản mua mặc dù chưa thanh toán tiền, vì vậy bên mua hoàn toàn có đủ điều kiện để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho bên bán. Do đó, để bảo vệ quyền được thanh toán cho bên bán, pháp luật quy định về biện pháp bảo đảm bảo lưu quyền sở hữu. Theo đó, mặc dù bên mua vẫn có quyền sử dụng, chiếm hữu tài sản mua, nhưng bên bán vẫn là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản, việc định đoạt tài sản của bên mua được thực hiện dưới sự kiểm soát của bên bán cho đến khi bên mua thanh toán hết tiền.
-Trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, bên mua không cần giao tài sản bảo đảm cho bên bán, do đó, khi bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Vì, bên bán vẫn là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản, nên khi bên mua không thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn bên bán được đòi lại tài sản. Khi giao kết hợp đồng mua bán tài sản theo hình thức mua chậm trả dần, bên mua thanh toán trước cho bên bán một khoản tiền, phần còn lại được thanh toán sau trong thời hạn mà hai bên thỏa thuận. Vì vậy, khi bên bán đòi lại tài sản thì đồng thời phải trả lại cho bên mua số tiền mà bên mua đã thanh toán trước đó. Sau một thời gian sử dụng, tài sản có thể bị hao mòn do lỗi của bên mua, vì vậy bên bán được quyền khấu trừ giá trị hao mòn tài sản, trước khi trả lại tiền cho bên mua. Lưu ý, hao mòn giá trị tài sản ở đây phải là do việc sử dụng tài sản của bên mua, chứ không phải hao mòn tự nhiên của tài sản. Khoản 2 Điều 41 nghị định 21/2012/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, quy định: “Bên mua không phải chịu trách nhiệm về hao mòn tự nhiên của tài sản được bảo lưu quyền sở hữu”.
-Nếu tài sản bị mất mát, hư hỏng thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua bồi thường thiệt hại tương đương với giá trị thiệt hại. Tuy nhiên, trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, bên mua hoặc bên thứ ba có thể đầu tư vào tài sản tạo lợi nhuận. Dẫn đến việc tại thời điểm hoàn trả, giá trị tài sản lớn hơn giá trị ban đầu, thì bên bán có nghĩa vụ hoàn trả lại giá trị chênh lệch cho chính người đầu tư vào tài sản, người đầu tư có thể là bên mua hoặc bên thứ ba tùy vào từng trường hợp. Điều này được quy định tại khoản 1 Điều 41 nghị định 21/2021/NĐ-CP.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh