2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong quá trình sử dụng bất động sản nhiều khi chủ sở hữu phải sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của chủ thể khác mới có thể khai thác được công dụng của bất động sản đó. Vì vậy pháp luật đã trao cho các chủ sở hữu quyền đối với bất động sản liền kề. Vậy quyền đối với bất động sản liền kề là gì? Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập khi nào? Bài viết này sẽ làm rõ vấn đề theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.
Điều 245 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền đối với bất động sản liền kề là:
"Điều 245. Quyền đối với bất động sản liền kề
Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền)"
Quyền đối với bất động sản liền kề là một trong những quyền năng thuộc quyền khác đối với tài sản. Theo đó quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Như vậy chủ thể hưởng quyền đối với bất động sản không phải chủ sở hữu của bất động sản được hưởng quyền. Chủ sở hữu giao bất động sản cho chủ thể khác thực hiện việc quản lý, sử dụng. Trong quá trình sử dụng, chủ thể được giao bất động sản có quyền thực hiện trên bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác các quyền như: xây dựng lối đi qua bất động sản liền kề; quyền cấp, thoát nước qua bất động sản; quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác;…Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề phải đảm bảo tuân theo các quy định của pháp luật.
Quyền đối với bất động sản liền kề bao gồm: Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề; Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác; Quyền về lối đi qua; Quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác.
Điều 246 Bộ luật dân sự 2015 quy định căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề như sau:
"Điều 246. Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề
Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc".
Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên. Theo đó, địa thế tự nhiên được xác định là do vị trí của các bất động sản mà bắt buộc phải thực hiện quyền trên bất động sản này mới có thể sử dụng bất sản kia. Ví dụ: một bất động sản bị các bất động sản vây quanh nên không có, hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, khi đó cần thiết phải mở một lối đi qua bất động sản liền kề.
Quyền đối với bất động sản liền kề còn được xác lập khi pháp luật quy định hay các bên có thỏa thuận về việc thực hiện quyền hoặc theo di chúc. Theo đó, quyền đối với bất động sản liền kề chỉ có hiệu lực đối với các cá nhân, pháp nhân được chủ sở hữu chuyển giao bất động sản được chuyển giao.
Những căn cứ trên là cơ sở để xác định quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề. Việc thực hiện không phát sinh từ các căn cứ trên bị xem là hành vi vi phạm pháp luật, và chủ thể thực hiện phải chịu trách nhiệm theo quy định.
Trên đây là những quy định của pháp luật về quyền đối với bất động sản liền kề và căn cứ cứ xác lập quyền.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh