Quyền,nghĩa vụ về bảo lưu quyền sở hữu có thể chuyển giao cho bên thứ ba. Điều 42 nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, quy định về chuyển giao quyền, nghĩa vụ về bảo lưu quyền sở hữu như sau:
“Điều 42. Chuyển giao quyền, nghĩa vụ về bảo lưu quyền sở hữu
1. Bên bán chuyển giao quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền thì quyền bảo lưu quyền sở hữu cũng được chuyển cho bên nhận chuyển giao quyền yêu cầu thanh toán tiền.
2. Bên mua mà bán hoặc chuyển giao khác về quyền đối với tài sản mua sau khi bảo lưu quyền sở hữu được đăng ký thì người mua lại, người nhận chuyển giao quyền đối với tài sản mua phải kế thừa nghĩa vụ về bảo lưu quyền sở hữu”.
Chuyển giao quyền, nghĩa vụ được hiểu là sự thỏa thuận giữa bên có quyền (nghĩa vụ) với bên thứ ba, theo đó, bên có quyền (nghĩa vụ) sẽ chuyển giao quyền (nghĩa vụ) cho bên thứ ba. Khi quyền (nghĩa vụ) được chuyển giao thì bên nhận chuyển giao được gọi là bên thế quyền (nghĩa vụ). Theo quy định pháp luật quyền, nghĩa vụ bảo lưu quyền sở hữu được phép chuyển giao cho bên thứ ba, việc chuyển giao được quy định như sau:
Trong quan hệ bảo lưu quyền sở hữu, bên bán là bên có quyền do đó việc chuyển giao quyền là quyền của bên bán. Bên bán là có quyền yêu cầu bên mua thanh toán, do đó, khi chuyển giao quyền cho người thứ ba, thì bên thứ ba trở thành người thế quyền yêu cầu bên mua thanh toán phần nghĩa vụ còn thiếu. Khi chuyển giao quyền yêu cầu thanh toán cho bên thứ ba, thì bảo lưu quyền sở hữu cũng được chuyển giao cho bên nhận quyền yêu cầu thanh toán. Tức, bên thứ ba không chỉ nhận quyền yêu cầu thanh toán, mà còn nhận toàn bộ quyền bảo lưu quyền sở hữu. Điều đó có nghĩa bên nhận chuyển giao trở thành bên có nhận bảo đảm trong quan hệ bảo đảm với bên mua. Theo đó, bên nhận chuyển giao có quyền đòi lại tài sản khi bên mua không thực hiện nghĩa vụ, và nghĩa vụ trả lại tiền cho bên mua khi nhận lại tài sản. Ví dụ: A bán cho B một chiếc tivi, hai bên thỏa thuận về việc xác lập biện pháp bảo lưu quyền sở hữu. Do A nợ E một khoản tiền bằng với khỏa tiền mà B có nghĩa vụ thanh toán cho A, nên A đã chuyển giao quyền bảo lưu quyền sở hữu cho C. Lúc này, bên mà B có nghĩa vụ phải thực hiện là C (người nhận chuyển giao quyền từ bên bán là A).
Tương tự với chuyển giao quyền, chuyển giao nghĩa vụ bảo lưu quyền sở hữu cũng được chuyển giao cho bên thứ ba. Bên chuyển giao là bên mua tài sản, theo đó, bên mua chuyển giao cho bên thứ ba tài sản đang trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, thì bên nhận chuyển giao phải kế thừa nghĩa vụ bảo lưu quyền sở hữu. Bên mua chuyển giao quyền bằng bán, trao đổi tài sản,…Trong quan hệ bảo lưu quyền sở hữu, bên chiếm giữ tài sản là bên có quyền khai thác, sử dụng tài sản đồng thời có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán. Bên nhận chuyển giao là bên được sử dụng, khai thác tài sản, do đó, họ cũng có nghĩa vụ thanh toán tiền còn thiếu cho bên bán. Bên thứ ba không chỉ nhận chuyển giao tài sản mà còn nhận chuyển giao cả nghĩa vụ bảo lưu quyền sở hữu. Theo khoản 2 Điều 333 BLDS năm 2015 quy định về nghĩa vụ của bên mua, thì bên nhận chuyển giao còn phải chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu. Vì trong thời hạn bảo lưu, bên có nghĩa vụ vẫn được sử dụng tài sản trên thực tế, còn bên bán chỉ có quyền trên giấy tờ. Ví dụ: A mua xe của B, hai bên thỏa thuận xác lập biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, tuy nhiên, A sử dụng được một thời gian (vẫn trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu) thì bán lại cho C. Lúc này, C là chủ thể có quyền trực tiếp đối với việc sử dụng, hưởng lợi từ tài sản mà thời hạn bảo lưu quyền sở hữu chưa chấm dứt, do đó, C phải kế thừa nghĩa vụ trong quan hệ bảo lưu quyền sở hữu.
Quy định về chuyển giao quyền, nghĩa vụ về bảo lưu quyền sở hữu nhằm tạo điều kiện linh hoạt cho các bên dễ dàng thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Email: luatsu@luathoanganh.vn
Hỏi đáp luật Dân Sự 16/07/2021
Chấm dứt thế chấp tài sản là chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thế chấp
Hỏi đáp luật Dân Sự 16/07/2021
Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền, kim khí quý, đá quý, vật có giá trị trong một thời hạn để bảo đảm giao kết, thực hiện hợp đồng.
Hỏi đáp luật Dân Sự 16/07/2021
Quyền sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực
Hỏi đáp luật Dân Sự 16/07/2021
Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu có thể hiểu là quan hệ về bảo lưu quyền sở hữu hết hiệu pháp luật, các bên không còn quyền và nghĩa vụ với nhau
Tìm kiếm nhiều