Quyền sở hữu đối với tài sản vay trong hợp đồng cho vay tài sản?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:18 (GMT+7)

Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó

1.Căn cứ pháp lý

Hợp đồng cho vay là hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản. Theo đó, quyền sở hữu đối với tài sản vay được xác định theo Điều 464 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:

Điều 464. Quyền sở hữu đối với tài sản vay
Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó”

2.Nội dung

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Thông thường, sau khi vay tài sản bên vay có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản, trừ một số trường hợp các bên có thỏa thuận về mục đích vay, thì bên vay phải sử dụng tài sản vay đúng mục đích đã thỏa thuận. 
Bên vay trở thành chủ sở hữu của tài sản vay trong thời hạn vay các bên đã thỏa thuận, khi hết thời hạn đó bên vay phải trả lại tài sản cho bên cho vay. Căn cứ theo quy định trên thì quyền sở hữu của bên vay đối với tài sản được xác lập kể từ thời điểm họ nhận tài sản đó. Điều đó đồng nghĩa với việc khi hợp đồng vay được giao kết hoặc thậm chí đã phát sinh hiệu lực cũng không làm phát sinh quyền sở hữu của bên vay đối tài sản nếu họ chưa nhận được tài sản đó trên thực tế. Như vậy, hợp đồng cho vay là hợp đồng thực tế, thể hiện ở việc quyền sở hữu của bên vay chỉ được xác lập khi họ nhận được tài sản cho vay trên thực tế. Các bên có thể thỏa thuận về thời điểm giao nhận hàng theo một đơn vị thời gian xác định hoặc thông qua một sự kiện cụ thể. Ví dụ: A thỏa thuận cho B vay 5 triệu đồng, thời điểm giao nhận tiền là khi A được trả lương. 
Quy định về thời điểm bên vay trở thành chủ sở hữu của tài sản vay kể từ khi họ nhận được tài sản đó vì, hợp đồng cho vay là hợp đồng chuyển quyền sở hữu. Tức bên vay, sẽ trở thành chủ sở hữu của tài sản cho vay, mà quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu của mình bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Do đó, chủ sở hữu chỉ có thể thực hiện quyền sở hữu của mình với tài sản khi chiếm giữ tài sản trên thực tế. Nếu tài sản đang trong tay chủ thể khác thì bên vay không thể thực hiện quyền của mình được. Quyền sở hữu tài sản cho vay được chuyển giao cho vay đã tạo điều kiện để bên vay có thể tự do sử dụng, định đoạt tài sản sản theo mục đích của mình, quy định này hoàn toàn phù hợp với tính chất của hợp đồng cho vay.

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư