2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Để thực hiện việc khiếu nại trong thi hành án dân sự, các bên cần phải hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, tránh sai sót và hiểu lầm không đáng có. Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 (Luật Thi hành án dân sự) đã quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại tại Điều 134 và ĐIều 135. Ngoài ra, để đảm bảo cho người khiếu nại thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trach nhiệm tạo điều kiện cho người khiếu nại thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ. Để thực hiện điều đó thì Luật Thi hành án dân sự cũng quy định về quyền và nghĩa vụ của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tại Điều 145.
Người khiếu nại là đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự. Họ là người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến thi hành án có quyền, lợi ích hợp pháp bị tác động trực tiếp với các quyết định, hành vi của thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên.
Điều 143 Luật Thi hành án dân sự quy định quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
a) Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại;
b) Nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại;
c) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
d) Được biết các bằng chứng để làm căn cứ giải quyết khiếu nại; đưa ra bằng chứng về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về bằng chứng đó;
đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm và được bồi thường thiệt hại, nếu có;
e) Được khiếu nại tiếp nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
g) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại.
a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
b) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành và quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 7 Điều 142 của Luật này.
Người bị khiếu nại là Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên có quyết định, hành vi về thi hành án dân sự bị khiếu nại.
Họ là những chủ thể có quyền sử dụng quyền lực nhà nước đã ra quyết định hoặc có hành vi trong quá trình chỉ đạo thi hành án hoặc tổ chức thi hành án bị các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự bị khiếu nại.
Điều 144 Luật Thi hành án dân sự quy định quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại:
a) Được biết các căn cứ khiếu nại của người khiếu nại; đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi bị khiếu nại;
b) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại.
a) Giải trình về quyết định, hành vi bị khiếu nại, cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại yêu cầu;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành và quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 7 Điều 142 của Luật này;
c) Bồi thường, bồi hoàn, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.”
Điều 145 Luật Thi hành án dân sự quy định quyền và nghĩa vụ của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại:
a) Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại;
b) Tạm dừng việc thực hiện quyết định, hành vi bị khiếu nại hoặc yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tạm ngừng việc thi hành án trong thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật này, nếu xét thấy việc thi hành án sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại.
a) Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi bị khiếu nại;
b) Thông báo bằng văn bản về việc thụ lý để giải quyết, gửi quyết định giải quyết cho người khiếu nại;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết khiếu nại của mình.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thi hành án dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh