Quyền yêu cầu bảo hành trong hợp đồng mua bán tài sản?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:17 (GMT+7)

Quyền yêu cầu bảo hành là quyền của bên bán sau khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán tài sản nhất định.

1.Căn cứ pháp lý

Quyền yêu cầu bảo hành là quyền của bên bán sau khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán tài sản nhất định. Điều 447 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền yêu cầu bảo hành như sau:

Điều 447. Quyền yêu cầu bảo hành
Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền”.

2.Nội dung

2.1.Khái niệm

Bảo hành sản có thể hiểu là cam kết của nhà sản xuất hoặc người bán hàng vê việc sửa chữa hoặc thay thế miễn phí trong trường hợp hàng hóa bị hỏng hóc, khuyết tật theo quy định cụ thể về điều kiện bảo hành, và được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định mà bên bán đưa ra. Theo đó, trong thời hạn bảo hành bên mua có quyền yêu cầu bên bán thực hiện nghĩa vụ bảo hành như đã thỏa thuận trước đó. Đây là quyền lợi của bên mua trong một khoảng thời hạn nhất định khi phát hiện hàng hóa là đối tượng của hợp đồng bị khuyết tật,hư hỏng.
Hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng. Khuyết tật của hàng hóa có thể phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu trữ tài sản,…Một số loại tài sản phát sinh khuyết tật và áp dụng biện pháp bảo hành như: các đồ điện thoại, máy tính, tivi,…các phương tiện giao thông như oto, xe máy,…

2.2.Quyền của bên mua

Trường hợp khi mua tài sản, mà phát hiện tài sản có khuyết tật và đang trong thời hạn bảo hành, thì bên bên mua được quyền lựa chọn một trong các phương án giải quyết sau đây:
-Một là, yêu cầu bên bán sửa chữa tài sản. Thông thường, đây là yêu cầu phổ biến khi bên mua phát hiện khuyết tật của tài sản. Đây là phương án tối ưu nhất đối với cả bên bán và bên mua. Việc sửa chữa lại tài sản đã bán vừa đảm bảo bên bán vẫn có thể bán được tài sản đó, vừa khắc phục được khiếm khuyết của tài sản đã mua bảo vệ lợi ích của bên mua. Tuy nhiên, phương án này chỉ khả thi đối với những hỏng hóc, khuyết tật có khả năng sửa chữa, tức bên bán có thể khắc phục lỗi dựa trên việc thay thế linh kiện mới hoặc sửa chữa linh kiện cũ đã hỏng. 
-Hai là, yêu cầu bên bán giảm giá tiền. Giá thành của tài sẩn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có yếu tố về chất lượng của tài sản. Theo đó, nếu tài sản có chất lượng thấp, không đảm bảo chất lượng như bên bán đã cam kết ban đầu thì bên mua yêu cầu bên bán giảm giá tiền mua tài sản. Mức giảm phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên và độ khuyết tật của tài sản. Nếu không thể thỏa thuận được thì các bên có thể nhờ đến sự can thiệp của Tòa án, theo đó Tòa án dựa trên cơ sở tính chất, mức độ nghiêm trọng của tài sản đó mà đưa ra mức giá hợp lý đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Tuy nhiên, trên thực tế sự can thiệp của Tòa án về xác định mức giảm giá tài sản mua bán thường ít xảy ra. Bởi quy trình, thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian, tốn nhiều chi phí.
-Ba là, yêu cầu bên bán đổi vật khuyết tật lấy vật khác. Việc đổi tài sản đã mua bán ảnh hưởng đến quyền lợi cuẩ bên bán, tuy nhiên, do lỗi kỹ thuật khiến cho tài sản bị hư hỏng mà bên mua cũng không mong muốn điề đó xảy ra. Vì vậy, bên bán vẫn phải đổi hàng cho bên mua, nhưng thường thì việc đổi hàng chỉ được thực hiện trong thời hạn ngắn, tùy thuộc vào chính sách của bên bán như: 3 ngày, 5 ngày, 10 ngày,…
-Bốn là, trả lại vật và lấy tiền. Đây là phương án tiêu cực nhất, vì bên bán không bán được hàng, còn bên mua cũng không mua được tài sản. Tuy nhiên, thông thường bên bán là bên chủ động đưa ra chế độ bảo hành phù hợp với chính sách kinh doanh, với mục tiêu tiêu thụ được nhiều sẩn phẩm, hàng hóa thì chính sách trả vật, lấy tiền ít khi được bên bán đưa ra. Do đó, phương án này ít được áp dụng trên thực tế. 
Các chính sách bảo hành sản phẩm trên không do bên mua tùy ý lựa chọn mà phụ thuộc vào chính sách mà bên bán đưa ra, theo đó, bên mua chỉ có quyền lựa chọn một trong các phương án mà bên bán đưa ra khi giao kết hợp đồng. 

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư