2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả tài sản phát sinh khi người chiếm hữu, sử dụng, được lợi từ tài sản không có căn cứ pháp luật chuyển giao tài sản đó cho người thứ ba chiếm giữ. Điều 582 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả tài sản như sau:
“Điều 582. Quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả
Trường hợp người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật đã giao tài sản cho người thứ ba thì khi bị chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản yêu cầu hoàn trả, người thứ ba có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác; nếu tài sản đó đã được trả bằng tiền hoặc có đền bù thì người thứ ba có quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại”
Tại thời điểm chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác với tài sản đòi lại tài sản có thể tài sản đó đã được chuyển giao cho người thứ ba. Giao dịch giữ người chiếm hữu tài sản bất hợp pháp và người thứ ba không làm phát sinh hiệu lực pháp luật do không đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 117 BLDS, thì giao dịch này có nội dung vi phạm điều cấm của luật, đó là chuyển giao tài sản bất hợp pháp. Do đó, làm phát sinh quyền của chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác với tài sản trong việc đòi lại tài sản từ người thứ ba chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật. Bởi tài sản được được người thứ ba chiếm hữu trên thực tế, nên việc đòi trực tiếp từ người thứ ba sẽ thuận lợi hơn cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác với tài sản. Nếu đòi lại tài sản từ chủ thể chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp ban đầu sẽ làm phát sinh nghĩa vụ của họ trong việc đòi lại tài sản từ người thứ ba, sau đó chuyển giao lại cho chủ sở hữu, như vậy sẽ rất mất thời gian mà hiệu quả không cao. Bên cạnh đó, theo nguyên tắc chung quyền đòi lại tài sản là quyền mà pháp luật trao cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác với tài sản, chỉ có họ mới có quyền đòi lại tài sản mà mình có quyền. Khi chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác với tài sản đòi lại tài sản từ người thứ ba thì có nghĩa vụ chứng minh mình là chủ thể có quyền với tài sản đó. Nếu căn cứ chứng minh đủ điều kiện để đòi lại tài sản, thì người thứ ba có nghĩa vụ giao lại tài sản đó cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác với tài sản.
Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp người thứ ba đều phải giao lại tài sản cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác với tài sản. Trong trường hợp pháp luật có quy định khác về việc người thứ ba không phải trả lại tài sản thì không làm phát sinh nghĩa vụ của họ trong việc trả lại tài sản cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác với tài sản. Ví dụ như quy định tại Điều 133 BLDS năm 2015 ghi nhận nếu người thứ ba đã đăng ký tài sản tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì họ không phải hoàn trả tài sản. Trường hợp này áp dụng đối với tài sản phải đăng ký, theo đó, việc đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được xem là đã xác lập quyền sở hữu hợp pháp với tài sản đó, được pháp luật công nhận và bảo hộ. Lúc này, chủ sở hữu cũ, chủ thể có quyền khác với tài sản không còn bất kỳ quyền gì với tài sản nên quyền đòi lại tài sản sẽ không có hiệu lực.
Người thứ ba có thể không biết về việc tài sản mình đang chiếm giữ là không có căn cứ pháp luật. Họ không biết và không thể biết người chuyển giao tài sản cho mình là người không có quyền. Giao dịch giữ họ và người chuyển giao bị xem là vô hiệu, mà người có lỗi chính là người chuyển giao. Bên cạnh đó, việc chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác với tài sản đòi lại tài sản làm thiệt hại đến lợi ích của họ. Vì vậy, pháp luật trao người thứ ba quyền được yêu cầu người đã giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, quyền yêu cầu bồi thường thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có các điều kiện sau:
-Một là, để có được tài sản đó người thứ ba đã phải trả tiền hoặc đền bù bằng tài sản khác cho người chuyển giao. Có nghĩa người thứ ba có được tài sản đó thông quan giao dịch dân sự có đền bù, như mau bán, trao đổi tài sản,…Đây là điều kiện căn bản để làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, tức là phải có thiệt hại xảy ra. Khoản đền bù mà người thứ ba giao cho người chuyển giao tài sản chính là thiệt hại mà người thứ ba phải chịu khi tài sản bị đòi lại.
-Hai là, người thứ ba có thiệt hại khi chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đòi lại tài sản. Trên thực tế, có thể người thứ ba có được tài sản thông qua giao dịch không đền bù với người chuyển giao. Tuy nhiên, việc tài sản bị đòi lại vẫn gây nên thiệt hại cho họ, vì vậy họ vẫn có quyền yêu cầu người chuyển giao bồi thường thiệt hại. Điều này làm phát sinh nghĩa vụ của người thứ ba trong việc chứng minh mình bị thiệt hại. Bởi, họ không phải bỏ ra lợi ích gì để có được tài sản, hơn nữa trong quãng thời gian nắm giữ tài sản họ hoàn toàn có thể khai thác những lợi ích khai thác mà tài sản đem lại.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh